Chứng khoán bùng nổ trong bối cảnh nền kinh tế thiếu tiền trầm trọng. Là tăng trưởng bền vững hay nhịp hồi kỹ thuật?


I. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện tại

  • Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua giai đoạn đau thương từ tháng 4/2022 đến tháng 11/2022. Chỉ trong vòng 7 tháng, Vnindex giảm hơn 600 điểm, rơi từ vùng 1500 về 900 điểm. Các câu chuyện về tăng lãi suất, bắt bớ doanh nghiệp, tỷ giá tăng… là các tác nhân chính gây ra sự giảm điểm trầm trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn này.
  • Trên thực tế, có một thứ quyết định giá cả các loại tài sản đầu tư như chứng khoán, bất động sản… Đó là “Dòng tiền chảy trong nền kinh tế”. Khi chính phủ bơm tiền thì thị trường tài chính toàn cầu như: Chứng khoán, Tiền ảo, Hàng hóa… đều tăng phi mã. Tiền ảo từ 10,000 đô tăng phi mã 6 lần lên 60,000 chỉ trong vòng 2 năm. Vậy, có nhiều nguyên nhân để giải thích cho 1 loại tài sản tăng giá như: Lãi suất rẻ, Tỷ giá tốt… Nhưng ở góc nhìn sâu xa hơn, có 1 nguyên nhân chính để giải thích chi điều này, đó là việc Chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế, đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tài sản tăng giá.

=> Vậy thì hôm nay, SimpleInvest sẽ phân tích về yếu tố dòng tiền đang tác động như thế nào đến việc hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Yếu tố dòng tiền cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cho SimpleInvest đưa ra được nhận định chính xác trong tuần thị trường bùng nổ với “Sóng tăng lớn nhất thập kỷ” vừa rồi. 2 bài phân tích đưa ra được chính xác 2 điểm MUA quan trọng vào ngày 16/11 và ngày 24/11.


=> Vậy nền kinh tế Việt Nam thiếu tiền đến mức độ nào mà chỉ trong vòng 2 là tháng 9 và tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất hơn 400 điểm, giảm từ 1300 điểm về vùng 900 điểm?

II. Thực trạng Nền kinh tế Việt Nam thiếu tiền trầm trọng vào các tháng cuối năm

1. Mất cân bằng CUNG – CẦU của dòng tiền chảy vào nền kinh tế

  • Nhìn về lịch sử năm 2021 ta thấy được rằng: Tổng lượng Cung tiền ra nền kinh tế (Ký hiệu là M) theo số liệu của ngân hàng nhà nước công bố xấp xỉ 11%. Việc này được thực hiện bằng cách Mua Ngoại tệ dự trữ hơn 100 tỷ đô để bơm tiền hồi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid. Trong khi GDP chỉ tăng 2.58% và Lạm phát ở mức 1.8%. Sự mất cân bằng giữa việc bơm tiền ra nền kinh tế 11% mà chỉ hấp thụ khoảng 4.6% (GDP + Lạm phát) đã dẫn đến hậu quả là tiền dư thừa. Điều này làm cho các kênh đầu tư như Chứng khoán, BĐS tăng phi mã do dòng tiền dư giả. Chỉ trong vòng 2 năm đã có hơn triệu tài khoản chứng khoán được mở mới.
  • Vậy mà trong năm 2022, câu chuyện lại hoàn toàn trái ngược so với bối cảnh năm 2021, khi mà tỷ giá hối đoái tăng 9% kể từ đầu năm, điều này khiến cho ngân hàng nhà nước bán ra 26 tỷ đô ngoại tệ, từ đó hút ròng hơn 600 nghìn tỷ VND về. Ngoài ra, để có tiền thúc đẩy Đầu tư công, Ngân hàng nhà nước cũng đã phát hành trái phiếu chính phủ thu về 900 nghìn tỷ VND. Từ 2 lý do trên làm cho Cung tiền (Ký hiệu là M) đến tháng 8/2022 chỉ còn tăng trưởng 3%. Trong khi đó GDP năm 2022 đạt 8% và Lạm phát ở mức 3.5%. Vậy tức là bơm tiền ra chỉ ở mức 3% mà nền kinh tế hấp thụ đến 11.5%, cho thấy dòng tiền bơm ra thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu của nền kinh tế.

2. Rủi ro ngành Bất động sản

  • Thị trường BĐS gặp rủi ro trầm trọng khi hàng loạt đại gia BĐS bị bắt như: Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, và đỉnh điểm nhất là Tập đoạn Vạn Thịnh Phát bị bắt vào đầu tháng 10 vừa rồi… làm cho thị trường này bị kẹt thanh khoản và đóng băng.
  • Theo công thức đầu tư BĐS Việt Nam: Nhà phát triển BĐS sẽ vay ngân hàng, sau đó mua đất và cuối cùng là đẩy giá đất lên. Theo vòng lập chu kì đó: [Vay=>Mua đất => Đẩy giá] đã hút 1 lượng tiền lớn vào BĐS mà không được chảy vào nền kinh tế sản xuất.
  • Khi Chính phủ siết việc cho Vay BĐS để tránh tình trạng “Làm giá đất” ngày càng tăng cao, làm liên lụy đến cả thế hệ con cháu không mua được nhà để ở. Từ đó, thị trường BĐS đóng băng không thanh khoản và thiếu tiền 1 cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

3. Vấn đề về Trái phiếu Doanh nghiệp

  • Lòng tham của các đại gia làm BĐS ngày càng lớn hơn khi họ muốn gia tăng tài sản thật nhanh. Ngoài việc vay tiền từ ngân hàng, họ còn phát hành trái phiếu để huy động vốn từ người dân. Dựa vào kẻ hở thiếu kiến thức của nhà đầu tư trái phiếu, các doanh nghiệp đã vay được 1 lượng vốn khổng lồ từ người dân, sau đó sử dụng sai mục đích và khi đến hạn phải trả lãi và gốc thì không có khả năng thanh toán làm cho hệ thống kinh tế tê liệt và lòng tin người dân bị mất đi.

=>Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng thiếu tiền ngày càng nghiêm trọng. Vậy giải pháp của chính phủ để giải quyết tình trạng trên là gì?

III. Giải pháp hiện tại để giải quyết tình trạng thiếu tiền

Chúng ta thấy được câu chuyện bất cân xứng giữa phần Cung tiền trong năm 2022 là 3%, trong khi nền kinh tế hấp thụ đến 11.5% là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu tiền.Vậy, để giải quyết bài toán trên, chính phủ đang cân nhắc 1 số đề xuất sau:

  1. Yêu cầu Ngân hàng nhà nước mua lại Ngoại tệ khi tỷ giá đang bớt căng thẳng. Hiện tại, chỉ số Dollar Index đang tạo đỉnh từ vùng 115 về 106 và còn giảm mạnh trong năm sau nên ngân hàng nhà nước đang cân nhắc mua lại 13 tỷ đô la, tương đương bơm 300 nghìn tỷ VND ra thị trường.
  2. Ngân hàng nhà nước đang giữ 900 nghìn tỷ VND từ việc phát hành trái phiếu huy động Đầu tư công, nhưng hiện tại Đầu tư công đang gặp nhiều vấn đề chưa giải ngân được và nếu giải ngân thì chỉ cần khoảng 400 nghìn tỷ. Vậy, có thể dùng 500 nghìn tỷ còn dư để tạo ra Quỹ bình ổn trái phiếu, như cách mà Trung Quốc và Hàn Quốc đã làm là bơm 30 tỷ đô để cứu thị trường BĐS khi đất nước của họ cũng gặp tình trạng mất thanh khoản như Việt Nam.
  3. Sửa đổi điều 8 trong nghị định 65 về việc phát hành Trái phiếu chỉ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp mua so với việc trước đây tất cả người dân đều có thể mua trái phiếu. Tuy nhiên ở hiện tại, việc siết đột ngột kênh huy động vốn này, tức là chỉ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp mua, điều này sẽ làm tình hình các doanh nghiệp đang vay trái phiếu càng khó khăn hơn. Một giải pháp khả quan hơn là đề xuất gia hạn các khoản trái phiếu đến hạn thêm 1 năm nữa để thực hiện thanh toán. Việc kéo dài thời gian thanh toán như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thời gian để tiếp tục hoạt động kinh doanh tạo ra dòng tiền và thực hiện chi trả.
  4. Không hình sự hóa các doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Chỉ phạt những doanh nghiệp phát hành sai mục đích, còn những doanh nghiệp đang kẹt thanh khoản do thị trường BĐS đóng băng thì giúp họ có thanh khoản trong ngắn hạn, cho họ sửa sai. Còn nếu hình sự hóa thì những tài sản đó sẽ đóng băng và nhà đầu tư thiệt hại sẽ nặng nề hơn do khi các chủ Doanh nghiệp bị bắt, không thể triển khai các dự án và kiếm tiền trả tiền cho trái chủ.

IV. Tiến độ thực thi các giải pháp đã đề xuất

Theo phân tích của SimpleInvest thì tổ tư vấn chính phủ đang ngày đêm làm việc để có thể trình lên Thủ tướng ban hành các quy định mới này, họ đang làm việc với áp lực rất lớn khi phải tính toán từng ngày để thị trường trái phiếu bớt căng thẳng, lấy lại uy tín từ người dân. Hiện tại đã có nhiều tín hiệu tích cực từ những giải pháp trên như:

1. VCB đã hạ lãi suất 1% cho các doanh nghiệp đang vay 2 tháng cuối năm, từ đó bơm ra 1 lượng tiền lớn, hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.


2. Hiệp hội các nhà đầu tư BĐS cũng đề nghị lùi thời hạn thanh toán trái phiếu thêm 1 năm để thực hiện chi trả cả gốc và lãi.

3. Tỷ giá trên thị trường chợ đen đang giảm rất sâu, từ đó giúp Ngân hàng nhà nước có thể mạnh tay bơm tiền trở lại thị trường trong 1 nền kinh tế đang thiếu tiền trầm trọng.

*KẾT LUẬN LẠI: Với những phân tích trên, SimpleInvest khẳng định rằng Thị tường chứng khoán Việt Nam Bùng nổ giai đoạn vừa rồi là hoàn toàn có cơ sở và bền vững khi mà các giải pháp khắc phục nền kinh tế đang dần được thực hiện. Thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững hơn nữa khi các giải pháp còn lại tiếp tục được thực hiện. Trong quá trình tăng trưởng sẽ có những nhịp rung lắc và test kỹ thuật do yếu tố Cung - Cầu trên thị trường chứng khoán, nhìn chung không đáng kể trong 1 giai đoạn thị trường đã xác định xu hướng tăng.

=> SimpleInvest sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả gửi đến nhà đầu tư, khi nền kinh tế có tiền thị trường chứng khoán sẽ là kênh hưởng lợi chính. Quý anh/chị nhà đầu tư có nhu cầu được hỗ trợ hiệu quả hơn vui lòng liên hệ đội ngũ SimpleInvest.

=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

================================
👉 Room FA MIỄN PHÍ: https://zalo.me/g/lwepuf175

👉 ĐỒNG HÀNH NGAY cùng SimpleInvest để CHIẾN THẮNG THỊ TRƯỜNG nhé!
👌👌 Anh/chị NĐT có nhu cầu trở thành khách hàng của SimpleInvest để nhận những dịch vụ tư vấn Super VIP nhất hãy điền form đăng ký, đội ngũ sẽ trực tiếp liên hệ để hỗ trợ NĐT trong thời gian sớm nhất
❓Link đăng ký: https://forms.gle/m62XaY96GPx37W3j8

☎ Hotline: 0365 057 965 (zalo Thảo Nguyên)