Áp trần lãi suất huy động – Cánh phao cứu sinh cho thị trường chứng khoán


I. Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất

- Trong thời gian gần đây, các ngân hàng liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động, thậm chí thay đổi theo từng tuần. Lãi suất huy động tăng mạnh lên tới hơn 10% xuất hiện ở nhiều ngân hàng.

- Lãi suất huy động tăng, kéo theo lãi suất cho vay tăng. Theo lãnh đạo một ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội, lãi suất cho vay buộc phải tăng lên theo lãi suất huy động vì "nước lên, thuyền lên"

- Hiện các ngân hàng đang cho vay với mức lãi suất trung bình 12 - 14%/năm. Thậm chí, một số ngân hàng có lãi suất cho vay kỳ hạn 12 tháng lên tới 16%/năm.

* Nguyên nhân một số ngân hàng tăng lãi suất huy động ở mức cao

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, tỷ giá USD tăng mạnh gây áp lực lên tỷ giá VND khiến Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tăng lãi suất điều hành lên 2%. Nhưng trên thực tế, nhiều ngân hàng có mức tăng lãi suất rất cao, đặc biệt là các ngân hàng vừa và nhỏ. Ví dụ như: SHB huy động lãi suất kỳ hạn từ 18 tháng lên tới hơn 12%, DongABank cũng áp dụng mức lãi suất cao nhất tới 10,95%/năm..

* Vậy, nguyên nhân có sự chênh lệch về mức tăng lãi suất như vậy là vì:

- Thứ nhất: Một số ngân hàng đang thiếu nguồn vốn đầu vào nên cần tăng lãi suất để huy động được lượng vốn lớn đáp ứng cho hoạt động của ngân hàng

- Thứ hai: Một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ tăng lãi suất cao hơn mặt bằng chung nhằm mục đích tạo lòng tin của khách hàng và giữ chân khách hàng (do người dân đang có hiện tượng thiếu niềm tin vào ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ và có xu hướng gửi tiền đến các ngân hàng có vốn nhà nước)

- Thứ ba: Nhà nước có quy định siết nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.

Từ tháng 10/2022, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ phải tiếp tục giảm xuống từ 37% xuống 34%. (Đến tháng 10 năm 2023, tỷ lệ này sẽ giảm xuống 30%.)

=> Điều này dẫn đến các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động vốn trung dài hạn cao lên nhằm tuân thủ quy định, bên cạnh đó sẽ làm giảm đi nguồn tiền cho vay trung hạn và dài hạn. Điều này sẽ tác động trực tiếp, tăng thêm khó khăn lên các doanh nghiệp ngành Sản xuất và Bất động sản, bởi hầu hết các ngành này đều vay trung, dài hạn

- Thứ 4: Sự tắc nghẽn trong thị trường liên ngân hàng.

Ngoài việc đi huy động vốn từ người dân còn có hình thức huy động vốn liên ngân hàng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hình thức này cũng đang bị tắc nghẽn. Các giao dịch hầu như đều bị yêu cầu có tài sản đảm bảo và bị áp tỷ lệ phòng vệ rủi ro quá cao.

Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường liên ngân hàng không nắm được thông tin của nhau nên không có cơ sở đánh giá mức độ rủi ro an toàn nên khó ra quyết định. Vì vậy, kênh huy động này cũng không mấy khả quan.

=> Từ những yếu tố trên cho chúng ta thấy được bức tranh thời gian qua và hiện tại đang phải đối mặt với áp lực liên quan đến tăng lãi suất. Vậy tương lai sẽ như thế nào?

II. Các điểm sáng trong câu chuyện Lãi suất

1. Các ngân hàng thống nhất áp lãi suất trần 9.5%

- Ngày 15/12/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa họp với các hội viên thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm, kể cả các khoản khuyến mãi cộng lãi suất để ổn định mặt bằng lãi suất huy động và thanh khoản hệ thống...

- Điều này sẽ giúp cho mức lãi suất huy động của các ngân hàng giảm tương ứng về dưới 9.5%, từ đó giảm bớt áp lực lên lãi suất cho vay.

2. Nới room tín dụng 1.5%-2%

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1.5 - 2%. Qua đó, nâng mức tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 lên mức 15.5-16%

- Với việc gần 150-200 nghìn tỷ được bơm vào hệ thống thì trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sẽ dễ thở hơn trong việc kinh doanh cuối năm. Bên cạnh đó còn giúp cho các doanh nghiệp vay trái phiếu bớt áp lực hơn trong việc trả nợ, có thể vay thêm từ ngân hàng để trả bớt 1 phần cho các khoản đến hạn trái phiếu.

3. Nhà nước có quyết định mua ngoại tệ

- Ngày 15/12, Sở giao dịch NHNN bắt đầu công bố tỷ giá USD mua vào (giá chào 23.450), bắt đầu động thái mua vào ngoại tệ can thiệp.

- Động thái này cho thấy nhà nước đã bắt đầu bơm tiền ra thị trường - Chìa khóa quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu tiền của thị trường mà SimpleInvest có nhắc tới trong bài viết “Chứng khoán bùng nổ trong bối cảnh nền kinh tế thiếu tiền trầm trọng. Tăng trưởng bền vững hay hồi kỹ thuật.” được đăng tải ngày 26/11 vừa rồi.


III. KẾT LUẬN

- SimpleInvest đã phân tích và chia sẻ góc nhìn “Thị trường chuẩn bị Sóng tăng lớn nhất thập kỷ” vào ngày 13/11/2022 và bắt đáy vào ngày 16/11/2022 với những cơ sở nhận định rằng thị trường xác nhận sự hồi phục, tăng trưởng bền vững chứ không đơn thuần là hồi phục kỹ thuật.

- Hiện tại, các thông tin về Cung tiền, Lãi suất, các Giải pháp khắc phục nền kinh tế đang dần được thực hiện càng chứng minh được khẳng định thị trường hồi phục bền vững của SimpleInvest là hoàn toàn có cơ sở và chính xác.

=> Vì vậy, nhà đầu tư tự tin đầu tư vào thị trường với phương pháp đầu tư đúng đắn, chọn lựa các doanh nghiệp có câu chuyện cơ bản hấp dẫn, có dư địa tăng trưởng trong năm 2023 để tham gia.

=> Cụ thể về diễn biến chính xác của thị trường và hành động Mua/Bán các cổ phiếu sẽ được SimpleInvest cập nhật đến Nhà đầu tư là khách hàng của SimpleInvest trực tiếp và realtime trong phiên giao dịch, quý anh/chị nhà đầu tư có nhu cầu được hỗ trợ hiệu quả hơn vui lòng liên hệ đội ngũ SimpleInvest.

=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

================================
👉 Room TRADING MIỄN PHÍ: https://zalo.me/g/tfczzo816

👉 ĐỒNG HÀNH NGAY cùng SimpleInvest để CHIẾN THẮNG THỊ TRƯỜNG nhé!
👌👌 Anh/chị NĐT có nhu cầu trở thành khách hàng của SimpleInvest để nhận những dịch vụ tư vấn Super VIP nhất hãy điền form đăng ký, đội ngũ sẽ trực tiếp liên hệ để hỗ trợ NĐT trong thời gian sớm nhất
❓Link đăng ký: https://forms.gle/m62XaY96GPx37W3j8

☎ Hotline: 0365 057 965 (zalo Thảo Nguyên)