Giải pháp nào hiện tại để giúp các doanh nghiệp BĐS vượt qua khó khăn?



- Bước sang năm 2023, các cổ phiếu BĐS vẫn tiếp tục là tâm điểm của thị trường chứng khoán khi nhiều doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng và số doanh nghiệp phá sản tăng 40%. Những ông lớn đầu ngành cũng liên tục "kêu cứu" và chấp nhận nhiều biện pháp "đau thương" như: Thu hẹp quy mô, Giảm nhân sự, Dừng hoặc bán bớt dự án… để sống sót.

- Vì vậy, Hội nghị Tháo gỡ và Thúc đẩy phát triển thị trường BĐS đã được tổ chức. Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định: Cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp cần cùng gỡ khó khăn cho BĐS để cùng nhau phát triển chứ “không ai giải cứu cho ai”.

=> Vậy, thị trường BĐS nói chung và cụ thể hơn là các cổ phiếu BĐS sẽ ra sao trong thời gian tới? Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết dưới đây của SimpleInvest để có thêm góc nhìn về nhóm ngành này nhé!

I. CÁC LÝ DO LÀM CHO DOANH NGHIỆP BĐS TIẾP TỤC GẶP KHÓ KHĂN

1. Sắp tời thời hạn trả nợ trái phiếu

- Trong năm 2023, BĐS là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm, tương đương 102.570 tỷ đồng, tăng 76,0% so với cùng kỳ.


- Các doanh nghiệp BĐS có giá trị đáo hạn cao nhất trong 2023 bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va 14,476 tỷ đồng, Công ty CP Saigon Glory 7,000 tỷ đồng, và Công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang 4,960 tỷ đồng.

=> Vì vậy, áp lực về trả nợ trái phiếu của ngành BĐS sẽ rất lớn, đỉnh điểm là vào tháng 6 và tháng 12/2023

2. Thị trường BĐS đóng băng

- 2 lần tăng lãi suất vào tháng 9 và tháng 10, mỗi lần tăng 2% đã làm chi phí đi vay tăng mạnh.

- Ngoài ra, chính phủ cũng ra các văn bản ngăn cấm ngân hàng cho vay với mục đích mua BĐS, chỉ giải ngân để phục vụ sản suất kinh doanh.

=> Lãi suất là kẻ thù của nhóm ngành Bất động sản. Các động thái nêu trên của chính phủ đã làm cho thị trường BĐS gần như đóng băng, từ đó gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp BĐS.

3. Chính phủ thanh lọc thị trường BĐS

- Các “ông trùm” ngành BĐS nêu trên đã vì lòng tham của mình nên đẩy giá đất lên cao, huy động Trái phiếu sai mục đích, mua đi bán lại để đẩy giá đất lên 1 cách phi lý.

- Đặc biệt là trường hợp đấu giá đất Thủ Thiêm với mức giá gần 2tỷ/1m2. Khi bị điều tra, các tập đoàn này đã không tránh khỏi vòng lao lý, vậy nên Bất động sản đã bị giảm đột ngột ngay lập tức.

- Với mục tiêu điều hướng phát triển thị trường BĐS bền vững, hạn chế tình trạng đầu cơ nên các “ông trùm” BĐS sai phạm đều đã bị bắt, dẫn đến sự ảnh hưởng trầm trọng đối với nhóm ngành này.

THEO BẠN, CÒN LÝ DO NÀO CÓ THỂ KHIẾN CHO CÁC DOANH NGHIỆP BĐS TIẾP TỤC GẶP KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN TỚI NỮA HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

II. NGHỊ ĐỊNH 65 GIÚP GÌ CHO CÁC DOANH NGHIỆP BĐS

1. Thanh toán trái phiếu bằng tài sản, gia hạn nợ tối đa 2 năm

- Nội dung quan trọng được Bộ Tài Chính đề xuất là: Cho phép Doanh nghiệp được thanh toán gốc và lãi trái phiếu bằng tài sản khác, cụ thể: Trường hợp doanh nghiệp phát hành “Không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi theo phương án đã công bố” thì doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc và lãi trái phiếu đến hạn bằng TÀI SẢN KHÁC (đảm bảo 3 nguyên tắc Bộ Tài Chính đã nêu)

=> Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể thanh toán gốc lãi trái phiếu bằng các tài sản mà mình đang có (có thể là các dự án BDS) nhằm giải quyết khó khăn.

- Gia hạn nợ tối đa 2 năm: Đây là đề xuất giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian để chuẩn bị, hoạt động kinh doanh để trả nợ.

2. Ngưng hiệu lực một số quy định

- Bộ Tài chính đề xuất ngưng hiệu lực thi hành quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân (chưa nâng chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và quy định về bắt buộc xếp hạng tín nhiệm đến hết ngày 31/12/2023; rút ngắn thời gian phân phối trái phiếu từng đợt phát hành.

- Hoãn quy định về giảm thời gian phân phối trái phiếu mỗi đợt từ 90 ngày xuống 30 ngày nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thời gian cân đối, huy động các nguồn lực để thanh toán nghĩa vụ trả nợ.

NGOÀI 2 Ý NÊU TRÊN THÌ THEO BẠN, NGHỊ ĐỊNH 65 CÒN GIÚP GÌ ĐƯỢC CHO CÁC DOANH NGHIỆP BĐS NỮA HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

III. DOANH NGHIỆP BĐS LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN

- Theo quan điểm của SimpleInvest thì trong ngắn hạn, BĐS vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp BĐS có tỷ lệ đòn bẩy cao như NVL (vốn chủ sở hữu 20 nghìn tỷ nhưng tổng nợ lên đến gần 200 nghìn tỷ).

- Thông tin sửa nghị định 65 sẽ chỉ phần nào giúp cho doanh nghiệp bớt khó khăn hơn mà thôi. Còn để có thể tự cứu lấy mình thì các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp cụ thể hơn.

- SimpleInvest đã tổng hợp 1 số giải pháp cho doanh nghiệp để giải quyết tình thế nguy cấp trong ngắn hạn như sau:

1. Nghị định 65 được sửa đổi

- Giúp doanh nghiệp có thêm thời gian xoay sở vấn đề về trái phiếu, đây cũng là điểm sáng giúp cho ngành BĐS bớt khó khăn hơn một chút.

- Tuy nhiên, trong trường hợp Người Mua không chịu gia hạn nợ thì doanh nghiệp sẽ không giải quyết được.

2. Doanh nghiệp BĐS phải tự cứu lấy mình

- Như Thủ tướng đề nghị, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do mình gây ra vì đã dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả.

- Doanh nghiệp phải chủ động giảm giá bán BĐS để có thể bán hàng thu dòng tiền về, từ đó vực dậy. Còn ở bối cảnh hiện tại, giá BĐS vẫn neo cao chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

3. Tái cấu trúc các khoản xây dựng theo phân khúc cao cấp, tập trung nhu cầu thực

- Ngoài ra, sau cuộc họp giải cứu BĐS do thủ tướng chủ trì thì có 2 gói tín dụng là Xây dựng nhà ở xã hội 110 nghìn tỷ và gói 120 nghìn tỷ cho người dân mua nhà với lãi suất rẻ hơn, từ 1.5% đến 2% sẽ giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu sản phẩm từ phân khúc cao cấp sang phân khúc giá nhà trung bình để người dân có thể mua nhà ở.

- Nếu các gói này đưa vào triển khai và nghị định 65 được sửa đổi thì sẽ giúp doanh nghiệp bớt khó khăn hơn. Từ đó, thị trường BĐS sẽ khởi sắc và doanh nghiệp cũng sẽ vượt qua khó khăn.

=> Trong bối cảnh hiện tại, SimpleInvest khuyến nghị nhà đầu tư có thể đầu tư đối với các cổ phiếu BĐS có nợ vay thấp và quỹ đất tốt. Tận dụng cơ hội nhóm BĐS đang gặp khó khăn để sở hữu các cổ phiếu tốt trong ngành. Hiện tại, các công ty BĐS đang rơi hơn 80% so với mức đỉnh cũ, bất chấp cổ phiếu tốt hay xấu đều rơi mạnh.

=> Các cổ phiếu BĐS mạnh nhất thị trường đều đã được SimpleInvest phân tích chuyên sâu và tổng hợp trong danh mục đầu tư của mình để chờ MUA, Nhà đầu tư có nhu cầu nhận hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ SimpleInvest để được tư vấn các vị thế MUA tối ưu nhất cho các cổ phiếu BĐS nhé!

THEO BẠN, CỔ PHIẾU BĐS NÀO LÀ MẠNH NHẤT TRONG THỜI GIAN TỚI. TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

=> Nhà đầu tư nếu có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay với đội ngũ SimpleInvest để được nhận tư vấn trực từ đội ngũ chuyên gia nhé!

LIÊN HỆ NGAY: 0365 057 965 (zalo Thảo Nguyên)

=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

================================
👉 Room TƯ VẤN ĐẦU TƯ MIỄN PHÍ:

https://zalo.me/g/tfczzo816

👉 ĐỒNG HÀNH NGAY cùng SimpleInvest để CHIẾN THẮNG THỊ TRƯỜNG nhé!
👌👌 Anh/chị NĐT có nhu cầu trở thành khách hàng của SimpleInvest để nhận những dịch vụ tư vấn Super VIP nhất hãy điền form đăng ký, đội ngũ sẽ trực tiếp liên hệ để hỗ trợ NĐT trong thời gian sớm nhất
❓Link đăng ký:

https://forms.gle/m62XaY96GPx37W3j8