NVL liệu có nguy cơ phá sản hay không?


I. VẤN ĐỀ LỚN HIỆN TẠI CỦA NVL

1. Đầu tư sai phân khúc

- Năm 2022, nguồn cung nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc nhà ở tầm trung - cao cấp, còn nhà ở cho người thu nhập thấp thì rất ít.

- NVL là doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào BĐS nghỉ dưỡng cao cấp với giá trên 50 triệu/m2. Khi TPHCM, Hà Nội không còn đất trống để xây dựng dự án mới thì các doanh nghiệp BĐS, trong đó có NVL đã mở rộng hoạt động xây dựng ở các thành phố vệ tinh như Phan Thiết, Đồng Nai…

- Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu xuất phát ở đây, người dân địa phương ở các tỉnh này chưa có thu nhập cao, chỉ một tỷ lệ rất thấp người mua để ở hay nghỉ dưỡng, còn lại thì khách hàng chủ yếu mua để đầu tư, đầu cơ giá lên. Dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa nhu cầu, khả năng của người dân so với các sản phẩm mà NVL cung cấp.

2. Lãi suất trong nước tăng cao

- Khi lãi suất Mỹ tăng kỷ lục để kiềm chế Lạm phát, Việt Nam cũng buộc phải tăng lãi suất theo để tránh sự chênh lệch tỷ giá quá lớn. Từ tháng 9 tới nay, lãi suất ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao, đặc biệt là lãi suất cho vay.

- Trên thực tế, khi lãi suất cao như vậy, người dân sẽ hạn chế vay đầu tư, từ đó dẫn đến tình trạng vòng quay tiền của xã hội bị đứng.

- Khi lãi suất tăng cao thì các doanh nghiệp BĐS cũng sẽ bị áp lực về nợ vay lớn, dẫn đến bế tắc trong vấn đề thanh khoản. Cùng với đó, với việc niềm tin của người dân vào trái phiếu bị ảnh hưởng đã dẫn đến tình trạng thị trường BĐS đóng băng, không bán được hàng.

3. Tỷ lệ nợ vay của NVL quá cao

- Với một doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ vay là chuyện bình thường, đặc biệt là đối với doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng như con dao 2 lưỡi đối với doanh nghiệp, nếu sử dụng tốt đòn bẩy sẽ có thể giúp khuếch đại lợi nhuận, nhưng ngược lại sử dụng không tốt hoặc tỷ lệ quá lớn sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra.

- Cụ thể, NVL hiện nay có tỷ lệ nợ vay quá lớn so với tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của NVL là 19,500 tỷ, trong khi tổng Nợ vay là 149,331 tỷ đồng, bao gồm: Nợ vay ngân hàng ngắn hạn (25,517 tỷ), Nợ vay ngân hàng dài hạn (39,060 tỷ) và hợp tác đầu tư các bên thứ 3 là (84,754) tỷ. Như vậy, tổng nợ vay gấp 7,5 lần so với tổng vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy NVL sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ quá cao.

=> TRÊN ĐÂY LÀ 3 VẤN ĐỀ LỚN MÀ NVL ĐANG GẶP PHẢI HIỆN TẠI. THEO BẠN, NVL CÒN ĐANG GẶP PHẢI VẤN ĐỀ NÀO KHÁC HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

II. LIỆU NVL CÓ NGUY CƠ PHÁ SẢN HAY KHÔNG?

1. Áp lực thanh toán nợ cao năm 2023

- Tính đến cuối năm 2022, tổng nợ vay ngân hàng của NVL là 64,577 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 25,000 tỷ đồng (39,5%) sẽ phải đáo hạn trong 12 tháng tới, phần lớn là các khoảng nợ trái phiếu.

- Nhìn vào biểu đồ thống kê ta thấy được phần lớn Trái phiếu đến hạn thanh toán của NVL cao điểm nhất vào quý 2/2023, con số lên tới 11,660 tỷ đồng và quý 3/2023 là 10,520 tỷ đồng. Tình hình hiện tại của NVL rất căng thẳng khi đối diện với giá trị đáo hạn khổng lồ vào quý 2 và quý 3 tới đây.

2. Khoản trái phiếu 1000 tỷ đến hạn NVL hiện tại không có khả năng chi trả


- Vừa qua, NVL vừa tới hạn thanh toán khoản trái phiếu 1,000 tỷ đồng nhưng NVL hiện nay chỉ mới thanh toán phần lãi, không có khả năng chi trả phần gốc.

=> Như vậy, với khoản trái phiếu 1,000 tỷ gần đây mà NVL đã không có khả năng chi trả thì bước sang các quý 2,3 với khoản trái phiếu khổng lồ như SimpleInvest vừa nhắc ở trên thì rất khó có khả năng để NVL có thể thanh toán.

3. Hàng tồn kho tăng cao

- Lượng Hàng tồn kho tăng cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn trong chuyện BÁN HÀNG, tức là không bán được hàng mà còn dùng tiền mặt để bổ sung thêm lượng hàng tồn kho, điều này dẫn đến dòng tiền doanh nghiệp tiếp tục bị điêu đứng, các khoản nợ khổng lồ không có khả năng thanh toán.

- Tiền và các khoản tương đương tiền của NVL (bao gồm các khoản đầu tư tiền gửi ngắn hạn) giảm còn 8,900 tỷ đồng, tương đương 60% so với cuối quý 3/2022.

VỚI NHỮNG PHÂN TÍCH TRÊN THÌ THEO BẠN, NVL CÓ KHẢ NĂNG BỊ PHÁ SẢN HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

III. NẾU NVL CÓ NGUY CƠ PHÁ SẢN THÌ AI BỊ CHỊU THIỆT HẠI?

- Tính đến ngày 23/02/2023, tổng dư nợ tín dụng và trái phiếu của NVL ước tính là 57,600 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 26,700 tỷ và dài hạn là 30,900 tỷ

- Nếu NVL phá sản thì các Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó đến các đối tác, khách hàng và các cổ đông của doanh nghiệp.

- Trong đó, 2 ngân hàng VPB và MBB là 2 ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu NVL bị khủng hoảng về nợ xấu.

IV. CỬA HẸP ĐỂ NVL CÓ THỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI

Theo góc nhìn của SimpleInvest, NVL có thể vượt qua giai đoạn khó khăn trong vòng 6 tháng tới với một số phương án dưới đây:

1. Tham gia xây dựng dự án NOXH

- Hiện nay, Chính Phủ bơm 2 gói tín dụng hỗ trợ thị trường BĐS, cụ thể là hỗ trợ xây dựng phân khúc thấp Nhà ở xã hội để cân bằng cung cầu trên thị trường BĐS.

- NVL có thể tận dụng bằng cách thực hiện xây dựng dự án NOXH, mặc dù có biên lợi nhuận thấp nhưng có thể mang về dòng tiền ngắn cho doanh nghiệp.

- Trong bối cảnh thị trường BĐS đóng băng, doanh nghiệp không có dòng tiền thì đây cũng là một giải pháp, lấy ngắn nuôi dài.

2. Tiếp tục đề xuất Chính Phủ giải cứu

- Trong hội nghị tháo gỡ BĐS vừa qua, NVL cũng đã đề xuất mong muốn của doanh nghiệp rằng Thủ tướng chỉ đạo chọn Khu đô thị Aqua City ở Đồng Nai để thí điểm tháo gỡ khó khăn và thời gian tháo gỡ trong vòng 1 tháng.

- Theo thông tin từ phía doanh nghiệp, NVL đang bị phong toả 25,000 tỷ đồng tại các ngân hàng thương mại. Theo các điều kiện tín dụng, khoảng 10,000 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải toả khi NVL hoàn thiện một số thủ tục pháp lý tại dự án Aqua City.

=> Vì vậy, nếu tháo gỡ được sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ khó khăn của NVL để doanh nghiệp hoàn thiện dự án, thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, ngân hàng…

3. Hoán đổi trái phiếu thành Tài Sản

- NVL là doanh nghiệp có nợ vay lớn nhưng tài sản cũng rất lớn, bởi vì nhiều lí do, trong đó có lý do về thị trường BĐS đóng băng nên mới dẫn đến không bán được hàng. Vì vậy, NVL có thể trao đổi với các chủ nợ lớn để hoán đổi trái phiếu thành tài sản hoặc cổ phiếu. Đây sẽ là cách để giúp NVL nhanh chóng giải quyết được vấn đề về trái phiếu.

- Hiện tại, có 1 tổ chức cho vay 5,000 tỷ đã nhận đổi nợ thành vốn góp, một số trái chủ khác đã đồng ý hoán đổi trái phiếu bằng BĐS. Như vậy, hy vọng đây sẽ là tín hiệu giúp các NĐT đang cho vay khác tiếp nối hỗ trợ cho NVL vượt qua khó khăn.

KẾT LUẬN: Nếu 1 trong 3 điều kiện trên không xảy ra thì NVL sẽ gặp rủi ro thanh khoản cực lớn, dẫn đến tình trạng không trả được tiền các lô trái phiếu khoảng 25,000 tỷ trong năm nay, từ đó trở thành nợ xấu của các ngân hàng chuyển nhóm nợ, khó càng khó hơn, nguy cơ phá sản càng cao hơn.

THEO BẠN, CÒN GIẢI PHÁP NÀO CÓ THỂ GIÚP NVL VƯỢT QUA KHÓ KHĂN NỮA HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

=> Nhà đầu tư có bất kỳ câu hỏi hoặc cần sự hỗ trợ nào liên quan đến danh mục đầu tư hiện tại hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ SimpleInvest để được hỗ trợ TẠI ĐÂY

LIÊN HỆ NGAY: 0365 057 965 (zalo Thảo Nguyên)

================================
👉 Room TƯ VẤN ĐẦU TƯ MIỄN PHÍ:

https://zalo.me/g/tfczzo816

👉 ĐỒNG HÀNH NGAY cùng SimpleInvest để CHIẾN THẮNG THỊ TRƯỜNG nhé!
👌👌 Anh/chị NĐT có nhu cầu trở thành khách hàng của SimpleInvest để nhận những dịch vụ tư vấn Super VIP nhất hãy điền form đăng ký, đội ngũ sẽ trực tiếp liên hệ để hỗ trợ NĐT trong thời gian sớm nhất
❓Link đăng ký:

https://forms.gle/m62XaY96GPx37W3j8