Ngành THÉP - Có nên "Gom hàng" khi đang tích lũy trở lại hay không?


Ở giai đoạn trước, khi các cổ phiếu Thép giảm rất sâu tạo nên mức chiết khấu lớn, định giá tài sản rẻ thì SimpleInvest đã có bài viết dự báo về sóng lớn của nhóm ngành này và được đăng tải vào ngày 17/11/2022. Từ đó đến nay, các cổ phiếu như NKG, HSG… đều đã tăng trên 100% từ điểm mua.

Nhà đầu tư tham khảo lại bài viết tại đây

- Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, nhóm Thép liệu có còn động lực lớn để tăng trưởng tiếp hay không? Hãy cùng SimpleInvest phân tích chuyên sâu và nhận định lại về nhóm ngành này trong bài viết hôm nay nhé!

I. KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH THÉP TRONG NĂM 2022

Tình hình các doanh nghiệp kinh doanh Thép trong nước hiện nay đang gặp phải 3 vấn đề chính sau:

1. Hàng tồn kho lớn

Năm 2022 vừa qua, các doanh nghiệp ngành Thép đã sản xuất và nhập hàng hóa liên tục. Nhưng vấn đề là giá thép khi đó lại giảm mạnh từ đỉnh 6000 CNY/T (cuối năm 2021) xuống còn 3500 CNY/T dẫn đến các doanh nghiệp kẹp lượng hàng tồn kho lớn với giá cao.

2. Cầu bị ảnh hưởng

Khủng hoảng niềm tin Trái phiếu khi các tập đoàn doanh nghiệp BĐS hàng đầu Việt Nam bị truy tố trách nhiệm hình sự như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC… đã dẫn đến tình trạng BĐS bị đóng băng. Kéo theo đó không thể xây dựng sôi động, ảnh hưởng nguồn cầu vật liệu xây dựng nói chung và giá Thép nói riêng (vì Thép chiếm khoảng 45% trong cơ cấu chi phí nguyên vật liệu xây dựng theo thống kê)

3. Áp lực tỷ giá tăng cao

Từ đầu năm đến nay, đồng VND đã mất giá hơn 9% so với USD. Điều này đã khiến các khoản vay ngoại tệ tăng mạnh, trong khi đó, nguyên liệu nhập hàng sản xuất Thép từ nước ngoài lại khá lớn. Với việc nhập nguyên liệu sản xuất với giá thành cao dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ.

II. NGÀNH THÉP THIẾU ĐỘNG LỰC ĐỂ TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG

Hiện nay, giá cổ phiếu đã phản ánh các thông tin tốt cũng như các tiềm năng của ngành thép trong ngắn hạn. SimpleInvest nhận định “Hiện tại, ngành Thép đang thiếu động lực để tiếp tục tăng trưởng” dựa trên 3 yếu tố sau:

1. Giá thép đang điều chỉnh mạnh

Sở dĩ các nhà máy Thép đều tăng sản lượng trong tháng 2/2023 là do dự đoán nhu cầu xây dựng sẽ tăng trong tháng 3 khi mùa đông kết thúc. Tuy nhiên, sự phục hồi trong sản xuất Thép thô 2 tháng đầu năm không như dự đoán dẫn đến giá Thép đang có dấu hiệu điều chỉnh mạnh.

2. Giải ngân Đầu tư công còn chậm

Trước đó, kỳ vọng đẩy mạnh Đầu tư công là 1 trong những yếu tố lớn thúc đẩy ngành Thép tăng giá. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân trên thực tế đang diễn ra chậm hơn so yêu cầu đề ra.

3. Xuất khẩu giảm mạnh

- Lượng thép xuất khẩu sang Mỹ trong hai tháng đầu năm giảm sâu 48% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 91.152 tấn. Kim ngạch xuất khẩu giảm 72%, xuống 72 triệu USD. Việc xuất khẩu sang thị trường EU cũng khó khăn khi khối này cũng đẩy mạnh phòng vệ thương mại.

- Ngược lại với Mỹ và Châu Âu, lượng xuất khẩu thép sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chung các thị trường thì khối lượng này cũng không quá lớn so với những thị trường khác

=> Vì vậy, xuất khẩu Thép hiện nay đang có dấu hiệu giảm ở phần lớn các thị trường

BẠN CÓ ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM NÀY CỦA SimpleInvest HAY KHÔNG? ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA BẠN TẠI ĐÂY NHÉ!

III. KHI NÀO NGÀNH THÉP TRỞ LẠI THỜI K HOÀNG KIM?

Hiện tại, hầu hết các thông tin đều đã phản ánh vào giá cả, chính vì vậy mà trong ngắn hạn ngành Thép rất khó có sóng lớn, nếu có thì chỉ là những nhịp tăng theo kỹ thuật. SimpleInvest dự kiến Ngành thép sẽ quay lại thời hoàng kim trong năm 2024 bởi các yếu tố dưới đây:

1. Khi thị trường BĐS hồi phục

Về mảng xây dựng dân dụng, mức tiêu thụ Thép chiếm khoảng 60% sản lượng Thép trong nước, điều này liên quan mật thiết đến thị trường BĐS. Chính vì vậy mà thời gian vừa qua, khi BĐS đóng băng thì ngành Thép cũng gặp không ít khó khăn.

=> Hiện nay, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ thị trường như: Bơm gói tín dụng đẩy mạnh phân khúc NOXH; Ban hành nghị định 08; Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất… Những chính sách này cho thấy thời gian tới BĐS sẽ bớt khó khăn và dần hồi phục, từ đó ngành Thép cũng sẽ khởi sắc trở lại.

2. Hưởng lợi từ chính sách Đầu tư công

- Ngành thép sẽ khởi sắc khi chính phủ đẩy mạnh Đầu tư công bởi Đầu tư công chiếm 18% nguồn cung thép.

- Theo đó, giải ngân Đầu tư công trong năm 2023 sẽ tăng 20 - 25% bao gồm cả việc sân bay Long Thành xây dựng đúng tiến độ. Đây cũng chính là lý do mà khi có thông tin tích cực hỗ trợ từ đầu tư công thì nhóm Thép cũng sẽ bật tăng.

3. Xuất khẩu phục hồi

- Đối với mảng xuất khẩu, thị trường ASEAN - tiêu thụ khoảng 10% tổng lượng Thép cả nước, dự kiến tăng trưởng chậm hoặc đi ngang. Với khu vực Châu Âu, Mỹ - chiếm khoảng 3% tổng lượng Thép vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.

=> Vì vậy, khi xuất khẩu hồi phục cũng là một yếu tố góp phần giúp nhóm Thép quay trở lại thời hoàng kim.

THEO BẠN, CẦN BAO LÂU NỮA ĐỂ NHÓM THÉP THỰC SỰ TỐT TRỞ LẠI VÀ YẾU TỐ GÌ SẼ THÚC ĐỂ VIỆC ĐẤY? ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA BẠN TẠI ĐÂY NHÉ!

Liên hệ ngay với SimpleInvest nếu bạn cần được hỗ trợ đầu tư hiệu quả nhất nhé!

LIÊN HỆ NGAY: 0365 057 965 (zalo Thảo Nguyên)

================================
👉 Room TƯ VẤN ĐẦU TƯ MIỄN PHÍ:

https://zalo.me/g/tfczzo816

👉 ĐỒNG HÀNH NGAY cùng SimpleInvest để CHIẾN THẮNG THỊ TRƯỜNG nhé!
👌👌 Anh/chị NĐT có nhu cầu trở thành khách hàng của SimpleInvest để nhận những dịch vụ tư vấn Super VIP nhất hãy điền form đăng ký, đội ngũ sẽ trực tiếp liên hệ để hỗ trợ NĐT trong thời gian sớm nhất
❓Link đăng ký:

https://forms.gle/m62XaY96GPx37W3j8