Ngành Gỗ - Khó khăn đã qua đi và Tiềm năng lớn sắp tới. Khi nào Mua?


- Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ 1 Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ; chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu.

- Kể từ cuối năm 2022, xuất khẩu gỗ gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế ở các quốc gia trên Thế Giới.

- Tuy nhiên, những khó khăn của ngành Gỗ cũng đã phản ánh thực tế trên số liệu kim ngạch xuất khẩu cuối 2022 đầu 2023.

=> Vậy, khi nào ngành Gỗ sẽ có sự hồi phục trở lại? Thời điểm nào để giải ngân các cổ phiếu Gỗ sẽ đem lại lợi nhuận tốt nhất? Và giải ngân cổ phiếu nào?...

Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết hôm nay của SimpleInvest để có thêm thông tin về ngành Gỗ, hiểu được tiềm năng lớn sắp tới của ngành nghề này, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé!

I. KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH GỖ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

1. Tổng quan ngành Gỗ

- Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.

- Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên Thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ; chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu.

- Trong ngành chế biến xuất khẩu gỗ hiện có khoảng hơn 5,400 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ.

2. Sự khó khăn của ngành G

- Tuy nhiên, ngành chế biến, xuất khẩu Gỗ gặp nhiều khó khăn từ cuối năm 2022.

+ Kim ngạch xuất khẩu liên tục tuột dốc bởi lượng hàng tồn kho của nước ngoài, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu đối với những mặt hàng không thiết yếu.

+ Các doanh nghiệp chế biến gỗ không có đơn hàng mới, phía cơ quan chức năng quốc gia nhập khẩu cũng có nhiều chính sách mới gây khó cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ.

- Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6.1 tỷ USD, giảm 28.3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó:

+ Xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4.1 tỷ USD, giảm 32.4% so với cùng kỳ năm 2022.

+ Xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ chiếm 54% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3.3 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2022

II. NGÀNH GỖ HƯỚNG TỚI SẢN PHẨM GỖ ĐẶC THÙ

1. Viên nén gỗ

*Định nghĩa:

- Viên Nén Gỗ là một loại nhiên liệu sinh học, được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên như: mùn cưa, gỗ vụn, trấu, thân cây ngô, …

- Đây đều là những nguyên liệu thừa và được tận dụng lại sau khi sử dụng cây làm gỗ xẻ, đồ gia dụng và các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Dùng cho công nghệ đốt lò hơi, tạo nhiệt của các nghành trong công nghiệp, hệ thống thiết bị sưởi ấm như lò sưởi (thay thế điện, than đá,… mang lại những giá trị khá lớn, bằng hơn 1/3 giá trị từ dầu mỏ và các nhiên liệu nặng khác).

*Nhu cầu viên nén gỗ:

- Dự kiến trong thời gian tới, nhu cầu viên nén tại thị trường Hàn Quốc sẽ tăng trở lại với lương tiêu thụ 100,000 tấn/tháng.

- Tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký được các hợp đồng dài hạn 2-3 năm cung cấp viên nén.

=> Từ đây có thể thấy, hai thị trường nhập khẩu Viên nén lớn của Việt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản (chiếm 98% tổng lượng) đang có tín hiệu tốt.

- Thị trường châu Âu dần ổn định sau cơn sốt các nguồn cung ứng năng lượng, bao gồm cả nhiên liệu sinh khối. Tuy nhiên, với những cam kết giảm mạnh phát thải và tăng cường sử dụng năng lượng sinh học, xuất khẩu viên nén sẽ phục hồi cả về giá và khối lượng từ những tháng cuối năm 2023.

=> Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành gỗ Việt Nam.

2. Gỗ mỹ nghệ

- Đồ gỗ vào thị trường châu Âu có mảng đồ trang trí được xem là thị trường ngách, dự kiến tăng trưởng 4.27%/năm cho giai đoạn 2023-2026, đến năm 2026 có thể đạt 7.05 tỷ USD.

- Với những mặt hàng trang trí nội thất càng có nét bản địa, bản sắc riêng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng có nhiều thị trường ngách hơn, sẽ hướng tới nhóm đối tượng khách hàng nhất định tại thị trường châu Âu.

III. TIỀM NĂNG DÀI HẠN NGÀNH GỖ

1. Điểm sáng các nhóm hàng tăng trưởng trong ngành G

- Mặc dù xuất khẩu Gỗ giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023 nhưng trong các sản phẩm vẫn có những nhóm hàng tăng trưởng. Điển hình như:

+ Mặt hàng Ván sợi có kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ đạt hơn 31.7 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2022.

+ Với sản phẩm Dăm gỗ, nửa đầu năm 2023 đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chính tiêu thụ Dăm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 70%.

2. Dư địa thị trường đồ gỗ rất lớn

- Hiện tại chưa có dự báo chính xác về sự khởi sắc đơn hàng đồ gỗ và nội thất. Tuy nhiên, dư địa của thị trường còn rất lớn.

- Quy mô thị trường đồ gỗ, nội thất Thế giới lên tới 200 tỷ USD. Mặc dù Việt Nam dù nằm trong Top 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng cũng mới chỉ xuất khẩu trên 16 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy tiềm năng mở rộng xuất khẩu Gỗ sắp tới còn rất lớn.

3. Sự hồi phục thị trường BĐS nhà ở tại Mỹ

- Số lượng nhà trong danh mục mở bán mới tại thị trường Mỹ đã tăng 3.4% so với tháng 4, doanh số bán nhà xây sẵn cũng quay đầu tăng 0.5% sau đà giảm kéo dài 3 tháng liên tiếp.

=> Sự phục hồi trên cả hai phương diện là Giá bán và Nguồn cung cho thấy thị trường BĐS nhà ở của Mỹ có khả năng đã tạo đáy và sẽ khởi sắc kể từ năm 2024, từ đó kéo theo nhu cầu dành cho gỗ nội thất phục hồi.

4. Câu chuyện hoàn thuế giá trị gia tăng

- Đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cho đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, số tiền thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp trong ngành chưa được hoàn trả là 6,100 tỷ đồng.

- Các doanh nghiệp hết sức khó khăn khi không được hoàn thuế, thiếu vốn để xoay xở và hỗ trợ người lao động trong bối cảnh khan hiếm đơn hàng.

=> Việc chỉ đạo xử lý nhanh các vấn đề về hoàn thuế sẽ tạo ra được dòng tiền lưu động cho doanh nghiệp (tái sản xuất, thanh toán nợ,…)

=> SimpleInvest đánh giá khả năng phục hồi của thị trường đồ gỗ đã đến gần hơn, toàn ngành nổ lực vượt qua cơn bĩ cực. Dựa vào các cơ sở:

+ Theo dõi lượng hàng tồn kho đã bán hết, khách mua hàng quốc tế đã bắt đầu đến Việt Nam ngày càng nhiều để tìm kiếm sản phẩm cho các đơn hàng mới.

+ Giá cước vận chuyển đường biển đã giảm sâu cũng giúp các nhà mua hàng giảm đáng kể áp lực về chi phí và mạnh dạn hơn trong kế hoạch đặt hàng trở lại.

+ Sự kiên trì, linh hoạt và đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp sẽ sớm đưa ngành xuất khẩu gỗ trở lại đà tăng trưởng.

=> Theo quan điểm của SimpleInvest, các cổ phiếu quan tâm khi ngành gỗ hồi phục trở lại và có dòng tiền tham gia là: PTB, TTF

=> Cụ thể về cổ phiếu vượt trội và thời điểm giải ngân tốt nhất, cách nhận diện dòng tiền lớn tham gia vào cổ phiếu, ngành nghề… Nhà đầu tư LIÊN HỆ NGAY với SimpleInvest  TẠI ĐÂY để được hỗ trợ chi tiết nhất, có được các vị thế đầu tư hiệu quả nhất nhé!

THEO BẠN, CỔ PHIẾU NGÀNH GỖ NÀO SẼ BÙNG NỔ MẠNH MẼ THỜI GIAN TỚI? HÃY THAM GIA NGAY ROOM CỘNG ĐỒNG CỦA SIMPLEINVEST TẠI ĐÂY ĐỂ CÙNG BÀN LUẬN NHÉ!

--------------------------------------------

Nhà đầu tư mong muốn tìm hiểu về phương pháp và hiệu quả đầu tư của SimpleInvest thì hãy tham gia ngay chương trình “TRẢI NGHIỆM HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TẠI SimpleInvest”

Khi tham gia chương trình này bạn sẽ cơ hội trải nghiệm và cảm nhận về Hiệu quả đầu tư - Dịch vụ cung cấp - Hình thức đồng hành... bằng tất cả sản phẩm đang có tại SimpleInvest như một khách hàng hiện hữu của hệ thống, bạn có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận lớn cho danh mục đầu tư của mình. Đồng thời hiểu được phương pháp cũng như hiệu quả đầu tư mà SimpleInvest mang lại cho quý khách hàng.

👉 👉 Chỉ bằng 1 thao tác đơn giản ẤN VÀO LINK: https://zalo.me/g/qahlcs802 để đăng ký tham gia ngay chương trình ưu đãi, bạn sẽ sở hữu ngay những cổ phiếu mạnh nhất thị trường hoàn toàn MIỄN PHÍ.
🔥 🔥 Bạn Còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký tham gia ngay cơ hội lớn hoàn toàn miễn phí này! Nhanh tay đăng ký để sở hữu các cơ hội đầu tư lớn sớm nhất nhé!

Hotline: 0365 057 965 (zalo Thảo Nguyên)

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!