Phân phối ngắn hạn - Thị trường sẽ tăng tiếp hay điều chỉnh tạo mô hình 2 đáy
I. ĐÁNH GIÁ LẠI THỊ TRƯỜNG PHIÊN CUỐI TUẦN
1. Tổng quan thị trường
- Vnindex đã có 1 phiên giảm điểm mạnh, và giảm ngay từ đầu phiên chiều, khác với trước đây thường có tình trạng giảm sau 14h15. Mặc dù đã có lực cầu tham gia hấp thụ lực bán nhưng vẫn không đủ mạnh để áp đảo bên bán.
- Chính vì vậy, Vnindex đóng phiên cuối tuần tại mốc 1101 điểm, giảm 24 điểm (tương đương -2.16%). Xét về chỉ số, mặc dù VNINDEX vẫn giữ được hỗ trợ 1100 điểm, tuy nhiên sắc đỏ đã bao trùm thị trường với 437 mã giảm đỏ, chỉ có 118 mã giữ được sắc xanh.
- Trong phiên giảm điểm mạnh và xuất hiện dấu hiệu phân phối đầu tiên của thị trường này, nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý 3 chi tiết sau:
(1) Thanh khoản giao dịch cao nhất kể từ phiên hồi phục đầu tiên (gần 1.2 tỷ cổ phiếu)
- Phiên giảm điểm với thanh khoản cao như vậy thể hiện có sự tham gia mạnh mẽ của cả bên Mua và bên Bán.
- Mặc dù cầu vào hấp thụ khá tốt nhưng vì lực Bán quá mạnh nên thị trường vẫn đóng cửa là phiên giảm điểm mạnh với giá gần thấp nhất phiên.
=> Đánh giá được với lực Bán mạnh như vậy thì không chỉ đơn thuần là lực bán đến từ nhà đầu tư nhỏ lẻ mà còn có sự tham gia bán của dòng tiền lớn (Big Boys)
(2) Lực bán mạnh diễn ra phần nào do chịu tác động bởi tin tức xấu đến từ họ nhà Vin
- Chiều thứ 6 (17/11), tràn ngập các tin tức liên quan đến việc “Cảnh báo điều tra VFS” - VFS bị công ty luật ở Mỹ điều tra có liên quan đến việc giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua. Thông tin này ngay lập tức làm cho các cổ phiếu họ nhà Vin bị bán mạnh với thanh khoản rất lớn(VIC, VHM, VRE…)
- Tuy nhiên, ngay trong ngày thì tin tức này đã được Trưởng ban Pháp chế tập đoàn Vingroup – Bà Hồ Ngọc Lâm lên tiếng đính chính là Vinfast luôn hướng tới việc công bố thông tin minh bạch đến nhà đầu tư. Ngoài ra, việc kiện tụng là hết sức bình thường ở Mỹ và công ty luôn sẵn sàng đối mặt.
=> Như vậy, tin tức xấu liên quan đến họ nhà Vin khả năng cao sẽ không còn tác động xấu đến thị trường trong những phiên giao dịch tiếp theo và sẽ giúp thị trường có phiên hồi phục kỹ thuật vào đầu tuần sau.
(3) Bản chất phiên giảm điểm là do hầu hết các cổ phiếu đều đã tăng mạnh về vùng kháng cự
- Mặc dù tin tức xấu công bố làm tác động đến tâm lý nhà đầu tư nhưng về bản chất, đây không phải là lý do chính khiến cho thị trường giảm điểm mạnh mà phiên giảm điểm đến từ việc hầu hết các cổ phiếu gặp áp lực bán vì đã tăng mạnh về vùng kháng cự (Lực bán đến từ 2 yếu tố: Nhà đầu tư bắt đáy chốt lã và Nhà đầu tư kẹp hàng cơ cấu danh mục)
- Đặc biệt là nhóm các ngành nghề dẫn dắt thị trường giai đoạn vừa qua như: Chứng khoán, BĐS, Thép… đều đã tăng giá mạnh từ 25-30% nên đã gặp áp lực bán chốt lãi lớn. Điều này tác động lên toàn thị trường ở 2 khía cạnh:
+ Thứ nhất: Vì là những nhóm ngành tâm điểm nên sẽ có lượng lớn nhà đầu tư quan tâm và nắm giữ trong danh mục, và khi gặp áp lực bán thì sẽ tác động lớn đến thị trường chung.
+ Thứ 2: Vì là những nhóm ngành dẫn dắt thị trường giai đoạn vừa qua nên khi bị bán kết hợp với việc không có ngành nghề khác thay thế dẫn dắt thì việc thị trường chung gặp điều chỉnh là chuyện bình thường.
2. Góc nhìn phân tích kỹ thuật thị trường hiện tại
- VNINDEX vượt MA200 và tiến về vùng kháng cự tiếp theo là MA50 (vùng 1130 điểm). Khi gặp kháng cự này đã xuất hiện áp lực bán lớn nên diễn ra kịch bản bị điều chỉnh về vùng thấp hơn.
- Thanh khoản giao dịch lớn kết hợp với độ rộng của nến cũng lớn thể hiện lực bán không đơn thuần đến từ áp lực chốt lãi của nhà đầu tư cá nhân mà còn có sự góp mặt của dòng tiền lớn => Đây là tín hiệu rủi ro trong ngắn hạn mà nhà đầu tư nên chú ý và cảnh giác.
- Nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh liên tục, các nhóm khỏe đều tiến về lại kháng cự đỉnh cũ. Vậy nên việc gặp áp lực bán mạnh phiên cuối tuần là không tránh khỏi, trước sau gì cũng sẽ diễn ra.
=> Chính vì vậy, nhà đầu tư không nên tiêu cực, bởi lẽ sau nhịp điều chỉnh sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới với biên tăng giá rộng (~ 30%). Giai đoạn này nên tập trung bám sát thị trường để đưa ra chiến lược tối ưu nhất cho danh mục đầu tư của mình.
II. XU HƯỚNG TUẦN TỚI VÀ CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG CHÍNH XÁC NHẤT
1. Đánh giá của SimpleInvest về bối cảnh thị trường
=> Theo đánh giá của SimpleInvest, phiên giao dịch cuối tuần là 1 phiên Upthrust – phiên PHÂN PHỐI
- Phiên Phân phối là 1 phiên giảm giá với thanh khoản và độ rộng của nến đều lớn.
- Thường ở những phiên phân phối như này sẽ có tình trạng đầu phiên tăng mạnh để kéo cầu tham gia nhưng thanh khoản thấp không mạnh mẽ. Sau đó sẽ bị bán ngược trong phiên kèm thanh khoản lớn đột biến và đóng cửa ở mức gần hoặc thấp nhất phiên.
- Thông thường, những phiên giao dịch như này diễn ra sẽ có mức ảnh hưởng lớn và có khả năng làm đảo chiều xu hướng trong ngắn hạn.
- Tuy nhiên, có nhiều trạng thái phân phối khác nhau như:
(1) Phân phối rồi tăng tiếp: Trong quá trình đi lên của thị trường/cổ phiếu đã có tổ chức bán ra, nhưng cũng có tổ chức khác tham gia vào để tiếp tục quá trình đẩy giá tăng tiếp.
Dẫn chứng: Giai đoạn Tháng 9 – Tháng 11/2020, thị trường liên tục có các phiên phân phối ngắn hạn, sau đó vẫn là 1 xu hướng tăng giá.
(2) Phân phối rồi giảm sâu: Cũng là trong quá trình đi lên của thị trường/cổ phiếu, các tổ chức bán ra cổ phiếu để thu về lợi nhuận hoặc cơ cấu danh mục, chờ đợi những vùng giá hấp dẫn hơn rồi mới tham gia trở lại.
Dẫn chứng: Phiên giao dịch ngày 11/06/2020, thị trường có phiên phân phối đầu tiên, sau đó là 1 xu hướng giảm ngắn hạn
=> Chính vì vậy, SimpleInvest đánh giá đây là tín hiệu rủi ro đầu tiên mà nhà đầu tư trading ngắn hạn nên đặc biệt chú ý và có sự chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể diễn ra của thị trường.
2. Diễn biến tiếp theo của thị trường - Xu hướng tuần tới và Chiến lược hành động chính xác
- Như đã phân tích ở trên, thị trường tuần tới có thể diễn ra 1 trong 2 kịch bản sau (bám sát cung – cầu của thị trường để đánh giá và hành động): Phân phối rồi tăng hoặc Phân phối giảm tạo đáy 2
- Hiện tại vẫn chưa đủ dữ liệu để đánh giá được xu hướng sẽ diễn ra kịch bản nào. Vậy nên chiến lược tốt nhất mà SimpleInvest khuyến nghị cho nhà đầu tư đó là nên chủ động quản trị danh mục đầu tư của mình, đưa về trạng thái an toàn nhất để chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống có thể xảy ra.
- Tùy vào trạng thái danh mục của từng nhà đầu tư để có hướng hành động phù hợp khác nhau, cụ thể:
(1) Danh mục đang HẾT SỨC MUA (đang sử dụng full margin hoặc không dùng margin mà full cổ phiếu)
- Nên bán bớt các cổ phiếu trong danh mục để dư ra sức mua (nên giữ trạng thái sức mua từ 30-50%). Lý do hành động như vậy là để quản trị rủi ro cho danh mục, đề phòng kịch bản thị trường giảm tạo đáy 2
- Thứ tự ưu tiên là giữ lại các cổ phiếu khỏe, có câu chuyện kỳ vọng tốt và trạng thái dòng tiền tham gia mạnh. Bán ra các cổ phiếu yếu hơn hoặc không còn triển vọng tăng giá.
=> Nếu nhà đầu tư chưa tự tin để đánh giá từng cổ phiếu trong danh mục là khỏe giữ lại hay yếu bán ra thì có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ hoặc tham gia room cộng đồng để nhận tư vấn chi tiết nhất hoàn toàn miễn phí: https://zalo.me/g/tfczzo816
(2) Danh mục CÒN SỨC MUA
- Đưa danh mục về trạng thái sức mua từ 30-50%
- Thứ tự ưu tiên nếu có hành động vẫn là giữ lại các cổ phiếu khỏe, có câu chuyện kỳ vọng tốt và trạng thái dòng tiền tham gia mạnh. Bán ra các cổ phiếu yếu hơn hoặc không còn triển vọng tăng giá.
(3) Danh mục FULL TIỀN MẶT
- Là cơ hội lớn để sở hữu các cổ phiếu khỏe nhất thị trường với vùng giá mua đẹp.
- Nhà đầu tư cầm tiền mặt tập trung bám sát từng kịch bản thị trường để canh mua các cổ phiếu khỏe ở vùng giá thấp.
TRÊN ĐÂY LÀ CHIẾN LƯỢC CHUNG MÀ SIMPLEINVEST PHÂN TÍCH VÀ KHUYẾN NGHỊ DÀNH CHO KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN SAU, NHÀ ĐẦU TƯ CẦN BÁM SÁT DIỄN BIẾN TRONG TUẦN VÀ TRẠNG THÁI DANH MỤC CỦA MÌNH ĐỂ ĐƯA RA ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH CHÍNH XÁC NHẤT.
HOẶC CÓ THỂ THAM GIA ROOM CỘNG ĐỒNG HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CỦA ĐỘI NGŨ ĐỂ THAM KHẢO REALTIME TRONG TỪNG PHIÊN GIAO DỊCH
- Room cộng đồng: https://zalo.me/g/tfczzo816
- Hotline hỗ trợ nhanh: 0365057965 (Thảo Nguyên) hoặc 0963541598 (Trần Hằng)
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!