MWG có qua cơn bĩ cực? Khi nào cổ phiếu tăng giá trở lại?
I. ÁP LỰC GIẢM MẠNH DO ĐÂU?
1. Kết quả kinh doanh kém khả quan
- Kết quả kinh doanh quý 3/2023 của MWG với doanh thu thuần đạt 30,288 tỷ đồng (-5% so với cùng kì), trong khi đó, LNST chỉ đạt 39 tỷ đồng (- 96% so với cùng kỳ).
- Tuy kết quả kinh doanh có chuyển biến tích cực hơn so với 2 quý đầu năm, nhưng Doanh thu của MWG chỉ tăng nhẹ so với quý 2 (30,288 tỷ so với 29,465 tỷ của quý 2) và Lợi nhuận vẫn ở mức rất thấp so với cùng kỳ (39 tỷ so với 906 tỷ của quý cùng kỳ)
- Lũy kế 9 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của MWG vẫn ghi nhận giảm mạnh. Cụ thể: Doanh thu thuần đạt 86,858 tỷ đồng (-16% svck)
- Chiến lược giảm giá bán kích cầu tiêu dùng và gia tăng thị phần trong năm 2023 tiếp tục là nguyên nhân ăn mòn lợi nhuận, khiến LNST của MWG sau 9 tháng chỉ đạt 77 tỷ đồng (-98% svck). Chiến lược này đã khiến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của MWG chỉ giảm 6% svck (ở mức 16,206 tỷ đồng)
=> Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ vẫn còn rất yếu. Đặc biệt là khi quý 3 thường là quý cao điểm của nhu cầu tiêu thụ mặt hàng ICT do học sinh sinh viên bước vào mùa tựu trường
2. Nợ vay tăng mạnh
- Đây cũng là yếu tố khiến MWG bị bán mạnh thời gian qua.
- Tại thời điểm 30/09/2023, tổng nợ vay ngắn và dài hạn của MWG đạt 22,926 tỷ đồng (+38% so với đầu năm), chủ yếu tăng nợ ngắn hạn.
=> Tăng nợ vay cũng là 1 yếu tố gây áp lực lên chi phí tài chính, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp
3. Áp lực bán từ khối ngoại
- Ngoài việc kết quả kinh doanh kém khả quan thì 1 trong những áp lực đè nặng lên cổ phiếu MWG đến từ lực bán của nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phiếu ngành bán lẻ này dẫn đầu danh sách bị bán ròng của khối ngoại kể từ đầu quý 4/2023 với hơn 2,200 tỷ đồng, chủ yếu là bán khớp lệnh. Động thái này đã khiến MWG “hở” room ngoại hơn 4% - con số kỷ lục trong nhiều năm qua.
- Tính hết phiên 21/11, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại MWG ghi nhận ở mức 44.62%, tương ứng lượng cổ phiếu NĐTNN có thể mua thêm lên tới hơn 64 triệu đơn vị.
- Bên cạnh đó, sắp tới đây MWG có nguy cơ bị loại khỏi chỉ số VNDiamond Index, nguyên ngân là do P/E dự phóng 2023 của MWG là 147.x, có thể vượt gấp 3 lần mức P/E tiêu chuẩn đặt ra của VNDiamond (tiêu chuẩn đặt ra khoảng 4x) => Điều này khả năng cao có thể khiến MWG bị loại khỏi danh mục đầu tư của DCVFM Diamond ETF (hiện đang nắm giữ khoảng 60 triệu cổ phiếu MWG), như vậy có thể gây ra áp lực bán lớn từ quỹ này.
+ VNDiamond là chỉ số chứng khoán do Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM xây dựng và quản lý, bao gồm các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về: Giá trị Vốn hóa; Giá trị Giao dịch; Tỷ lệ P/E; Tỷ lệ Đầu tư Nước ngoài (FOL) theo quy định trong quy tắc chỉ số.
+ DCVFM Diamond ETF là quỹ đầu tư theo danh mục bao gồm các cổ phiếu từ VNDiamond
=> Trong ngắn hạn thì cổ phiếu đang yếu nên bất kỳ tin tức nào liên quan đến những thay đổi về quy định trong thời gian tới đều sẽ làm cho giá cổ phiếu bị tác động mạnh mẽ.
II. KỲ VỌNG GÌ Ở TRUNG DÀI HẠN?
=> SimpleInvest phân tích về câu chuyện của MWG tầm nhìn trung và dài hạn dự kiến sẽ giúp doanh nghiệp bước vào giai đoạn hồi phục và tăng trưởng trở lại nhằm giúp nhà đầu tư hiểu hiểu đúng về trạng thái của cổ phiếu, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp và đúng thời điểm nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ sẽ liên tục theo dõi và bám sát dòng tiền vào cổ phiếu để hỗ trợ nhà đầu tư có được các điểm MUA tối ưu nhất khi xuất hiện hoàn toàn miễn phí trên room cộng đồng, nhà đầu tư có nhu cầu tham khảo hãy ấn tham gia room cộng đồng của hệ thống nhé: https://zalo.me/g/tfczzo816
- MWG vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10 với doanh thu là 11,190 tỷ đồng, ghi nhận tháng đầu tiên trong năm tăng trưởng dương.
- Sự co lại về điểm phân phối cũng bộc lộ rõ khi công ty cho biết sẽ tiếp tục tái cấu trúc trong quý 4, với kế hoạch đóng cửa 200 cửa hàng.
1. Thị trường điện máy, điện thoại
- Nhìn chung mảng kinh doanh này đã sụt giảm 25-30%.
- Với chiến lược giảm giá, kích cầu trong thời gian qua, MWG đã khôi phục lại 85% doanh thu lũy kế trong 3 quý vừa qua cộng với thị phần đã tăng từ 5%-25% ở các nhóm hàng, nhãn hàng khác nhau.
- Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục duy trì chiến lược về giá cả cạnh tranh. Bên canh đó, vấn đề quan trong hơn là tìm điểm cân bằng giữa việc bảo vệ thị phần và đảm bảo lợi nhuận.
2. Chuỗi bách hóa xanh (BHX):
- Trong tháng 10, doanh thu/tháng/cửa hàng tăng lên mức 1.7 tỷ đồng (so với 1.6-1.65 tỷ đồng trong Q3/2023 và 1.4 tỷ đồng trong Q2/2023).
- Doanh thu Bách hóa xanh hiện đã đủ để bù đắp các chi phí vận hành, chi phí quản lý chung, chi phí Trung tâm phân phối (DC) nhưng chưa đủ cho các chi phí khấu hao.
- MWG tự tin từ cuối năm nay, tập đoàn sẽ không cần phải chi tiền cho Bách hóa xanh nữa, và chuỗi này có thể tự trang trải được chi phí.
- Tính bình quân, dự báo mảng bách hóa sẽ lỗ 1.1 nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và đạt 441 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2024. Từ năm 2025, ước tính chuỗi bách hóa sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận đều hàng năm.
- MWG ghi nhận chi phí bất thường 90 tỷ đồng trong Q3/2023. Chi phí này liên quan đến hoạt động tái cơ cấu hoạt động tại các cửa hàng BHX trong năm 2022. Công ty có thể vẫn ghi nhận khoản chi phí bất thường này trong Q4/2023. Do đó, mảng bách hóa có thể không thể đạt điểm hòa vốn vào cuối năm 2023 về mặt lợi nhuận kế toán. Công ty hướng đến điểm hoà vốn vào năm 2024. Mốc thời gian này tương đối gần với thời điểm dự kiến chốt thương vụ bán 20% cổ phần trong Bách hóa xanh và sẽ có những tác động tương đối tích cực với mức định giá của thương vụ.
3. Chuỗi nhà thuốc (An Khang)
- An Khang cũng đã có tăng trưởng liên tục trong nhiều tháng sau khi nâng cấp về mặt layout cửa hàng, sản phẩm kinh doanh, quản lý tồn kho, đào tạo dược sĩ và văn hóa điểm 10 chăm sóc sức khỏe.
- Tính đến 31/10/2023, An Khang có 540 cửa hàng và doanh thu trung bình 1 cửa hàng 40m2 là 420 triệu đồng/cửa hàng (+50% so với đầu năm).
- Về hiện tại, chuỗi vẫn ghi nhận khoản lỗ khá lớn, khả năng sinh lời không cải thiện nhiều trong Q2/2023 và Q3/2023. Công ty chỉ nhân rộng mô hình khi các cửa hàng hiện tại mang lại lợi nhuận ròng.
- Ngành bán lẻ dược phẩm trong nước vẫn có tiềm năng lớn trong tương lai gần khi mà các nhà thuốc thương mại hiện đại (hiện chiếm <10% thị trường) có thể có cơ hội giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ (~50% của thị trường) và các hiệu thuốc ở bệnh viện (~40% thị trường, theo dữ liệu IQVIA tính đến cuối Q3/2023). Tuy nhiên, MWG có thể cần thêm thời gian để tích lũy kiến thức chuyên môn trong ngành và tạo lại lợi nhuận.
=> Động lực tăng trưởng chính cho MWG trong thời gian tới vẫn đến từ BHX với mục tiêu đạt điểm hòa vốn vào năm 2024. Tuy nhiên, không nên quá trông chờ vào một sự hồi phục rực rỡ trong ngắn hạn khi mà ban lãnh đạo cho biết triển vọng quý 4 khả quan nhất sẽ là tương đương với cùng kỳ các năm và sức mua vẫn còn yếu. Đáy hình chữ U tích luỹ là một kỳ vọng hợp lý, và sự hồi phục mạnh về kết quả kinh doanh có thể phải đến giữa năm 2024 mới xuất hiện.
=> Chính vì đã phân tích và thấy được MWG sẽ còn cần khá nhiều thời gian mới có thể phục hồi và tăng trưởng trở lại nên mặc dù đánh giá rất cao câu chuyện của nhóm ngành Bán lẻ nhưng SimpleInvest chỉ lựa chọn đầu tư DGW chứ chưa vội tham gia giải ngân MWG trong thời gian vừa qua và giai đoạn sắp tới.
Nhà đầu tư có thể tham khảo lại bài viết chuyên sâu đánh giá tiềm năng nhóm ngành BÁN LẺ tại đây: https://simpleinvest.finance/a...
=> Ở bài viết tiếp theo, SimpleInvest sẽ lên bài phân tích chi tiết so sánh tiềm năng tăng giá của 2 cổ MWG và DGW, lý do chi tiết tại sao SimpleInvest lựa chọn DGW mà không phải MWG. Nhà đầu tư quan tâm có thể ấn follow kênh để đón đọc bài viết sớm nhất nhé!
- Room cộng đồng: https://zalo.me/g/tfczzo816
📞📞Hotline hỗ trợ nhanh: 0365057965 (Thảo Nguyên) hoặc 0963541598 (Trần Hằng)
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!
VIDEO PHÂN TÍCH CHI TIẾT MWG: