NVL giảm mạnh số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán – Lợi hay Hại đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp


- Trong ngày 13/12, NVL có thông tin về việc điều chỉnh kế hoạch huy động vốn. Với kế hoạch điều chỉnh, Novaland dự kiến giảm mạnh số lượng, chỉ phát hành thêm tổng cộng 1.37 tỷ cổ phiếu để huy động số tiền tối đa 13,700 tỷ đồng từ 2 đợt chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu, thay vì là 29,000 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu.

=> Vậy, lý do tại sao NVL cần huy động nhiều đến vậy? Và việc điều chỉnh giảm mạnh so với con số dự kiến ban đầu như hiện tại có ảnh hưởng như thế nào đến NVL?...

Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để hiểu chính xác về câu chuyện của doanh nghiệp và mức độ tác động khi có sự thay đổi kế hoạch. Từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác nhất đối với cổ phiếu NVL này nhé!

I. NVL CẦN VỐN ĐỂ LÀM GÌ?

- Hiện tại, theo báo cáo tài chính ghi nhận, tỷ lệ vay nợ của NVL quá cao.

- Với một doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ vay là chuyện bình thường, đặc biệt là đối với doanh nghiệp BĐS.

- Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng giống như con dao 2 lưỡi đối với 1 doanh nghiệp. Nếu sử dụng tốt đòn bẩy sẽ có thể giúp khuếch đại lợi nhuận, nhưng ngược lại sử dụng không tốt hoặc tỷ lệ quá lớn sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra.

- Cụ thể, NVL hiện nay có tỷ lệ nợ vay quá lớn so với tổng nguồn vốn. Vốn Chủ Sở Hữu của NVL là 19,500 tỷ, trong khi tổng Nợ Vay là 149,331 tỷ đồng, bao gồm: Nợ vay ngân hàng ngắn hạn (30,108 tỷ), Nợ vay ngân hàng dài hạn (28,836 tỷ) và hợp tác đầu tư các bên thứ 3 là (84,754) tỷ.

=> Như vậy, tổng nợ vay gấp 7.5 lần so với tổng vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy NVL sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ quá cao.

- NVL dùng 149 nghìn tỷ đồng để tài trợ cho 137 nghìn tỷ đồng hàng tồn kho. Nhưng do kinh tế suy thoái, BĐS Việt Nam bị đóng băng đã dẫn đến tình trạng không bán được hàng.

- Từ các khoản vay đến hạn đến thời kỳ thanh toán dẫn đến NVL thiếu tiền để thanh toán đúng hạn. Vì thế, NVL cần phát hành thêm để có vốn trả nợ.

=> Nhà đầu tư quan tâm đến vị thế đầu tư chi tiết của NVL có thể tham gia room cộng đồng của SimpleInvest để nhận tư vấn miễn phí: https://zalo.me/g/tfczzo816

Hoặc liên hệ trực tiếp SĐT 0365057965 (Thảo Nguyên SimpleInvest) để được hỗ trợ chi tiết!

II. TẠI SAO NVL GIẢM MẠNH SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU DỰ KIẾN CHÀO BÁN, KHÔNG CÒN TÌM KIẾM NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC?

- Theo tài liệu, Novaland dự kiến sẽ chỉ chào bán riêng lẻ tối đa 200 triệu cổ phiếu, thay vì 975 triệu cổ phiếu trong kế hoạch ban đầu. Đối tượng phát hành cũng được điều chỉnh chỉ còn là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (tối đa 5 nhà đầu tư) và không còn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Giá phát hành vẫn giữ nguyên, không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

- Phương án sử dụng vốn cũng không thay đổi. Số tiền 2,000 tỷ dự kiến thu về sẽ được dùng để:

   + Đầu tư góp thêm vốn vào công ty con để tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn

   + Thực hiện các dự án mà công ty con là chủ đầu tư

   + Thanh toán các khoản thuế và phải nộp Nhà nước của công ty con

   + Bổ sung vốn lưu động.

- Về phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Novaland cũng điều chỉnh giảm số lượng dự kiến phát hành từ 1.95 tỷ cổ phiếu xuống còn 1.17 tỷ cổ phiếu. Giá chào bán không thay đổi, tối thiểu 10.000 đồng/cp. Cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu theo phương thức quyền mua, không bị hạn chế chuyển nhượng.

- Phương án sử dụng vốn được giữ nguyên. Công ty dự kiến sử dụng số tiền 11,700 tỷ thu về từ đợt chào bán để tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty; Thanh toán chi phí lương cho cán bộ nhân viên; Thanh toán chi phí vận hành chung và thực hiện các dự án do công ty làm chủ đầu tư.

=> NVL nhanh chóng điều chỉnh phương án chào bán số lượng lớn là bởi lý do sau:

1. Áp lực thanh toán nợ cao năm 2024

- Tính đến cuối năm 2023, tổng nợ vay ngân hàng của NVL là 64,577 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 15,000 tỷ đồng (39.5%) sẽ phải đáo hạn trong 12 tháng tới, phần lớn là các khoảng nợ trái phiếu.

- Nhìn vào biểu đồ thống kê ta thấy được phần lớn Trái phiếu đến hạn thanh toán của NVL cao điểm là vào quý 1/2024, con số 4,370 tỷ. Mặc dù có giảm so với năm 2023, nhưng vẫn còn quá lớn bởi BĐS vẫn còn đóng băng, không có dòng tiền ngắn hạn để thanh toán. Vậy nên NVL gấp rút phát hành để có tiền trả nợ.

2. Mong muốn huy động nhanh

- Với việc điều chỉnh chỉ còn phát hành thêm 13,700 tỷ so với con số dự kiến 29,000 tỷ thì sẽ dễ huy động hơn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang khó khăn, khó để huy động được đủ vốn như dự kiến.

- Vậy nên NVL buộc phải giảm mạnh số lượng để nhanh chóng huy động đủ phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ đang đến gần trong quý 1/2024

III. TÁC ĐỘNG BỞI THÔNG TIN ĐIỀU CHỈNH

=> Việc NVL điều chỉnh số lượng phát hành sẽ có những tác động nhất định đến Doanh nghiệp và Cổ đông, cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp NVL: Việc điều chỉnh giảm số lượng huy động có tác động xấu về mặt dài hạn của doanh nghiệp, vì thiếu vốn để triển khai các dự án dang dở. Tuy nhiên, trong ngắn hạn có thể huy động được vốn nhanh hơn dự kiến.

- Về cổ đông: Có thể tiếp cận đến việc mua cổ phiếu hơn vì lượng phát hành ít hơn so với trước. Bên cạnh đó, việc giảm số lượng phát hành cũng giúp cổ phiếu ít bị pha loãng hơn, trong ngắn hạn có thể yên tâm về giá cổ phiếu không bị tác động xấu.

Trên đây là chia sẻ của SimpleInvest về thông tin NVL giảm mạnh số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, đánh giá mức độ tác động đối với doanh nghiệp và giá của cổ phiếu trên thị trường, hy vọng sẽ giúp nhà đầu tư có góc nhìn chính xác và đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả hơn

Nhà đầu tư nếu như quan tâm đến cơ hội đầu tư của NVL có thể liên hệ trực tiếp với SimpleInvest để nhận tư vấn chi tiết hơn!

Room cộng đồng: https://zalo.me/g/tfczzo816

📞📞Hotline hỗ trợ nhanh:
0365057965 (Thảo Nguyên)
0963541598 (Trần Hằng)

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!