Thị trường tiến về vùng kháng cự - Có giảm sâu hay không?


I. ĐÁNH GIÁ LẠI DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

- Đầu phiên sáng, thị trường mở gap tăng điểm hưng phấn, cao nhất tăng 6 điểm lên vùng 1256. Tuy nhiên, đà hưng phấn không duy trì được lâu, bắt đầu giảm điểm từ khung 10h30, thấp nhất giảm tới 7 điểm => Như vậy tổng phiên hôm nay thị trường giao dịch biên độ tới 13 điểm (rất khó chịu)

- Điểm chú ý là khối ngoại bán mạnh 1700 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số này thì tỷ trọng bán VHM chiếm trọng số lớn nhất, lên tới 1,256 tỷ => Như vậy thì tạm thời cũng chưa có tác động gì quá tiêu cực

- Thanh khoản thị trường thấp hơn phiên hôm trước và thấp hơn trung bình 20 phiên => Điều này cho thấy phiên hôm nay là phiên giảm điểm vol thấp lành mạnh

II. TẠI SAO THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH ẢM ĐẠM?

Nguyên nhân khiến thị trường giao dịch ảm đạm là do Thị trường đã liên tục tăng gần 100 điểm từ vùng đáy.

+ Lượng NĐT bắt đáy đến hiện tại không có ý định mua vào vì giá đã cao

+ Lượng NĐT có nhu cầu bán ra thì vẫn còn lưỡng lự vì sợ có thể tăng tiếp

=> Vì vậy, phiên nay giao dịch thanh khoản tương đối thấp, ảm đạm, sự lưỡng lự cả bên mua và bên bán

=> Dẫn đến các phiên giao dịch như thế này sẽ rất chán nản

III. XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG SẮP TỚI

1. TRONG NGẮN HẠN:

* Lý do thị trường sẽ xuất hiện rung lắc, điều chỉnh

- Thị trường đã hồi liên tục gần 100 điểm kể từ vùng đáy, cả thị trường và cổ phiếu đều không thể nào tăng liên tiếp mà sẽ bắt đầu xuất hiện những nhịp rung lắc điều chỉnh cần thiết hấp thụ lực cung và chờ cầu mới vào thì mới tăng tiếp được.

- Cả thị trường và cổ phiếu đều đang tiến về lại vùng kháng cự đỉnh cũ trước nhịp giảm bất ngờ vừa qua. Ở vùng này, lượng nhà đầu tư kẹp hàng rất nhiều nên khả năng cao sẽ xuất hiện lực cung lớn.

- Phiên hôm qua bắt đầu xuất hiện lực bán: Trong phiên, thị trường có lúc giảm 7 điểm, lực bán này là do áp lực bán chốt lãi từ các cổ phiếu

=> Sắp tới, khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục diễn ra các nhịp rung lắc và tích lũy đi ngang trở lại trong 1 thời gian nữa trước khi bước vào nhịp tăng mới.

*Tuy nhiên, thị trường sẽ không giảm sâu nữa, vì:

(1) Đã có phiên xác nhận đáy: Phiên giao dịch 6/5/2024 là phiên bùng nổ xác nhận tạo đáy, dòng tiền lan tỏa => Cho thấy dòng tiền đã lớn đã quay trở lại thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có xuất hiện tình trạng giảm sàn, call margin diện rộng => Vì vậy, nếu thị trường rung lắc thì cũng chỉ là sự rung lắc điều chỉnh lành mạnh trong quá trình đi lên

(2) Dòng tiền có sự phân hóa, dẫn dắt: Dầu khí, Thủy sản, Thép, Chứng khoán..

+ Phiên trước đó, dòng tiền tham gia tốt ở nhóm Dầu khí: PVT, VOS, PVD, PVS...

+ Chứng khoán: CTS, HCM… đều hồi phục tốt

+ Thép: HPG, HSG, VGS… hồi phục tốt

=> Như vậy, dòng tiền vẫn đang đổ vào thị trường. Một khi tiền vẫn còn đổ vào thì thị trường sẽ ổn định hơn và vẫn sẽ xuất hiện cơ hội đầu tư, không còn rủi ro lớn sập sâu…

(3) Quỹ Fubon - quỹ ETF lớn nhất thị trường cũng giải ngân nhiều trong tháng 5

=> Chứng tỏ thị trường đang tốt lên, hỗ trợ thêm lực cầu

- Ngoài ra, đợt giải ngân lần này của Fubon cũng khá mạnh tay. Việc này cũng đưa ra tín hiệu khả quan cho thị trường trong bối cảnh nhiều quỹ đầu tư đang đẩy mạnh hoạt động cơ cấu lại danh mục đầu tư.

KẾT LUẬN: Thị trường sẽ điều chỉnh tích lũy trong biên độ nhất định trước khi vào sóng mới. Không còn rủi ro giảm mạnh hay sập sâu (trừ khi có Thiên nga đen)

2. THỊ TRƯỜNG TRONG VÀI TUẦN TỚI

- Như đã kết luận ở trên, thị trường sẽ cần thời gian tích lũy đi ngang trở lại để hấp thụ lực cung cũng như chờ cầu mới tiếp tục tham gia vào. Trong quá trình tích lũy này sẽ xuất hiện các ngành nghề/cổ phiếu tâm điểm dẫn dắt

- Sau đó, dòng tiền sẽ lan tỏa dần toàn thị trường, bước vào sóng mới

*Diễn biến tương tự trong quá khứ: Giai đoạn T11/2023

- Ở giai đoạn đó, thị trường sau phiên xác nhận đáy đã tạo mô hình tích lũy trở lại trong vòng 1 tháng, sau đó mới bước vào sóng tăng mạnh

- Thời điểm đó dòng tiền lan tỏa dần:

+ Nhóm Bank vào sóng trước: CTG, MBB, TCB..

+ Sau đó tới nhóm Khu công nghiệp: GVR

+ Rồi tới nhóm Chứng khoán: FTS, SHS, MBS, CTS….

=> Biên lợi nhuận cao 30-70%

IV. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN NÀY

- Vị thế ĐANG CẦM HÀNG:

+ NĐT chuyên trading có thể linh hoạt bán ra giá cao mua vào giá thấp (đòi hỏi kinh nghiệm và quen trading)

+ NĐT đánh sóng thì tiếp tục giữ bình thường, chờ vào sóng

- Vị thế MUA MỚI:

+ Những nhịp rung lắc sẽ phù hợp mua mới cho NĐT lướt sóng ngắn hạn

+ Điểm mua dài hạn sẽ mua khi cổ phiếu tích lũy nền đủ (sẽ tối ưu cả về thời gian nắm giữ và cả về lợi nhuận – tức là lợi nhuận tốt nhưng không cần chờ quá lâu, mua ngay chân sóng luôn)

=> NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

Room cộng đồng: https://zalo.me/g/tfczzo816

📞📞Hotline hỗ trợ nhanh:
0365057965 (Thảo Nguyên)
0963541598 (Trần Hằng)

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường

VIDEO PHÂN TÍCH CHI TIẾT: