Khi Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường của Vn - Tác động đến các nhóm ngành như thế nào ?


Vào ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với một số bên liên quan để xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam nằm trong danh sách 12 quốc gia có quy chế kinh tế phi thị trường của Bộ Thương mại Mỹ. Phiên điều trần nằm trong khuôn khổ quá trình đánh giá, với quyết định cuối cùng được đưa ra ngày 26/7/2024.  Lợi thế của Việt Nam khi được công nhận nền kinh tế thị trường như thế nào cùng Simple Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

I.GIẢM RỦI RO THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam, để hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này không bị coi là bán phá giá, bán có trợ cấp và Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích thương mại khác. Ngoài ra hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có thể được hưởng lợi về thuế nhập khẩu trong trường hợp Mỹ áp dụng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam.

Việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường có ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Khi hàng hóa bị rơi vào diện nghi ngờ, phía Hoa Kỳ sẽ điều tra nguy cơ bán phá giá, việc này các doanh nghiệp của Việt Nam phải hợp tác, cung cấp thông tin và nhiều vấn đề khác nữa. Những việc này gây tốn kém về chi phí cả về tiền bạc, thời gian và cơ hội của các doanh nghiệp. Đặc biệt là liên quan đến danh tiếng và uy tín của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến suy giảm toàn chuỗi giá trị ngành hàng bị điều tra, dẫn đến tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh và chúng ta sẽ bị mất đi quan hệ với các bạn hàng chiến lược.

Đặc biệt là trong các vụ điều tra chống bán phá giá hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế suất cao hơn. Cụ thể Hoa Kỳ sẽ sử dụng giá trị của một nước thứ ba được coi là có nền kinh tế thị trường để tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam thay vì sử dụng dữ liệu do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khiến biên độ phá giá bị đẩy lên rất cao và không phản ánh thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

--> Khi Việt Nam được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sẽ bán hàng với tốc độ nhiều hơn, không bị các mối đe dọa tiềm ẩn như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp phòng vệ thương mại khác.

II. VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

Nếu Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, đây sẽ là một bước tiến mới làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia. Điều này sẽ làm thay đổi lớn về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khác xa so với khi bị coi là nền kinh tế phi thị trường, gây ra nhiều trở ngại và rào cản trong các mối quan hệ hợp tác thương mại cũng như thu hút đầu tư.

--> Từ đó các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng tăng trưởng hơn khi ngành xuất nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cải kiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hoa Kỳ là thị trường rất lớn quy mô nhập khẩu lớn nhất thế giới, hiện mỗi năm chúng ta mới xuất khẩu sang thị trường này vài chục tỷ USD, trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm của thị trường này hàng nghìn tỷ USD, nên dư địa xuất khẩu sang Mỹ còn rất lớn. Đặc biệt, quan hệ giữa hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023, tạo thuận lợi cho thương mại hai chiều.

Ở chiều ngược lại, phía Hoa Kỳ cũng được hưởng lợi rất nhiều. Vì những ngành hàng mà Hoa Kỳ không có lợi thế cạnh tranh sẽ được thay thế bằng hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi đó, Hoa Kỳ tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng lợi thế của mình, từ đó, thúc đẩy quá trình cải tiến cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ sang một giai đoạn mới cao hơn.

Hiện tại, Việt Nam đã được 72 quốc gia công nhận quy chế kinh tế thị trường trong đó có Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh và quyết định chấp thuận từ Mỹ sẽ tạo tiền đề giúp Liên Minh Châu Âu (EU) công nhận Việt Nam.

III. SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NGÀNH XUẤT KHẨU

1. Ngành gỗ: 

PTB có thể sẽ được hưởng lợi vì có thể tránh được thuế chống phá giá đối với một số sản phẩm nhất định: thuế chống bán phá giá của gỗ dán, tủ gỗ và bàn trang điểm bằng gỗ, ghế khung gỗ lần lượt là 183,36%; 4,37%-262,18%; 25%). PTB hiện đang xuất khẩu sản phẩm nội thất phòng ngủ bằng gỗ với doanh thu bình quân hàng năm đạt 80 tỷ đồng - 100 tỷ đồng/năm – đóng góp 1,78% vào tổng doanh thu của PTB

2. Dệt may: 

Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may như TNG, MSH, TCM không chịu thuế AD/CVD. Mặc dù sợi polyester phải chịu thuế 2,58%, tuy nhiên STK chỉ xuất khẩu 8% sang Mỹ (so với 70% doanh thu từ khách hàng trong nước). Vì vậy, việc công nhận sẽ có tác động nhỏ đến các doanh nghiệp dệt may trong nước.

3. Các nhóm xuất khẩu còn lại 

như thép, thuỷ sản hiện tại chưa bị tác động nhiều. Tuy nhiên, Mỹ đang điều tra các doanh nghiệp xuất khẩu tôm về khả năng vi phạm chống trợ cấp, với kết quả cuối cùng sẽ có ngày 5/8/2024. Như vậy, việc công nhận có thể hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sử dụng giá của chính doanh nghiệp mình trong các vụ kiện. Lưu ý rằng giá tôm Việt Nam cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh và mức thuế CVD sơ bộ thấp hơn đối thủ (Việt Nam bị áp mức 2,84% so với đối thủ 4,36%-7,55%).

-------------------------------------------------------------------------

NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

Room phân tích cơ bản chuyên sâu: https://zalo.me/g/fvbkkj105

Liên hệ hỗ trợ: 094 6163 695 (Đinh Đào)

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!