Khối ngoại bán ròng đến khi nào? - Sự tác động lên thị trường


Khối ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài. Đó có thể là tổ chức hay cá nhân nước ngoài, tiến hành đăng ký mở tài khoản chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Khối ngoại thường có thể là các quỹ sở hữu cổ phiếu của những công ty có vốn hóa lớn.

Sự xuất hiện của khối ngoại giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng tính minh bạch, tăng ngoại tệ và sức hút đầu tư. Có thể kể đến một số tên tuổi lớn của khối ngoại đang giao dịch ở nước ta như: Dragon Capital, VinaCapital, HSBC, Deutsche Bank, Commonwealth Bank of Australia, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Citigroup…

Giao dịch mua/bán của khối ngoại thường chịu ảnh hưởng của sự kiện kinh tế thế giới hoặc có tính chu kỳ. Thông thường, giao dịch khối ngoại thường có xu hướng mua vào đầu năm và bán ra nửa cuối năm. Thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, các quỹ đầu tư khối ngoại thường có các hoạt động cơ cấu và sắp xếp lại vốn.

I. KHỐI NGOẠI BÁN RÒNG MẠNH

Lực bán khối ngoại quay trở lại mạnh mẽ vào tháng 3/2024 với tổng giá trị bán ròng trong tháng đạt 11.277 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Xét trong 12 tháng gần nhất, khối ngoại đã bán ròng 11/12 tháng với tổng giá trị bán ròng là 41.330 tỷ đồng.

Tính trong Q1/2024, lực bán đến từ cả quỹ chủ động giá trị bán ròng 5.465 tỷ đồng và quỹ ETF giá trị bán ròng 6.085 tỷ đồng trong đó các quỹ ETF bị nhà đầu tư nước ngoài rút ròng mạnh vào tháng 3/2024.

Tương tự như các ETF, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng trong tháng 4/2024 với giá trị bán ròng là hơn 5.316 tỷ đồng. Sang đến tháng 5 đà bán ròng vẫn duy trì và tăng mạnh về gía trị, tính riêng 2 tuần đầu tháng năm giá trị bán ròng đã hơn 5.000 tỷ đồng

Đặc biệt là phiên giao dịch ngày 24/5/2024 với giá trị hơn 1.245 tỷ đồng gây áp lực lên thị trường. Chỉ số Vnindex giảm gần 20 điểm chấm dứt đà hưng phấn khi thị trường đang tiến đến ngưỡng kháng cực quanh 1.300 điểm.

Đối với ETF nội: rút ròng kỷ lục trong Q1/24 giá trị rút ròng 225,48 triệu USD gần tương đương quy mô rút ròng cả năm 2023 giá trị bán ròng 267,72 triệu USD, xu hướng rút vốn hiện hữu ở 3 ETF chính, cụ thể Diamond (-173,51 triệu USD), E1 (-30,69 triệu USD), Finlead (-20,88 triệu USD).

II. NGUYÊN NHÂN

1.Vĩ mô thế giới

Tỷ giá biến động khiến nhà đầu tư nước ngoài cơ cấu lại dòng tiền, tạo áp lực bán ròng . Trong đó, diễn biến rút tiền ra khỏi thị trường Trung Quốc làm luân chuyển dòng tiền trong khu vực, toàn cầu thêm rõ nét. Dòng vốn có xu hướng giảm ở các thị trường tăng trưởng yếu, đồng tiền mất giá, và phân bổ vào những nơi hiệu quả hơn. Việt Nam, Thái Lan, Malasia,..những thị trường bị rút ròng nhiều nhất của Châu Á tính đến cuối tháng 3.

Bên cạnh đó dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy về Mỹ khi thị trường chứng khoán vẫn trong chu kỳ tăng giá. Nền kinh tế Mỹ vẫn vững vàng và thị trường lao động thắt thặt, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và 2 năm lần lượt tăng 13% và 10%

2.Tình hình trong nước:

Áp lực tỷ giá trong nước dự kiến sẽ kéo dài và dai dẳng hết quý II/2024, trước khi FED chính thức cắt giảm lãi suất. Thanh khoản VND có thể sẽ bị kiểm soát chặt hơn và lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có thể sẽ tăng lên. Điều này có thể sẽ tạo áp lực ngắn hạn lên đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

III. TÁC ĐỘNG LÊN THỊ TRƯỜNG

Trong ngắn hạn Khi tỷ lệ khối ngoại bán ròng tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư, gây ra sức cầu yếu trên thị trường. Điều này góp phần khiến nhà đầu tư nhanh chóng rút vốn và e dè không dám đầu tư vào thị trường. Bởi vậy, thị trường chứng khoán trong nước sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn và tăng trưởng chậm lại. Vì vậy việc trading trong nhịp này cần chú ý cẩn trọng hơn, lựa chọn doanh nghiệp và điểm mua hợp lý sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả đầu tư trong giai đoạn này

Mặc dù vậy đà bán ròng của khối ngoại vẫn còn mạnh, nhưng khả năng chỉ tác động tâm lý ngắn hạn và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới xu hướng tăng trưởng của thị trường trong nước trong dài hạn khác với thời điểm cuối năm 2023. Dòng tiền khối nội vẫn sẽ là điểm tựa và là động lực hỗ trợ cho xu hướng trung hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó lực cầu tích cực từ nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì tốt với nền thanh khoản cao. Trong đó, câu chuyện nâng hạng vẫn là thông tin quan trọng kích hoạt tâm lý lạc quan, nhất là khi các nút thắt như hệ thống công nghệ KRX hay các tiêu chuẩn nâng hạng (bỏ giao dịch ký quỹ 100% với người nước ngoài) được tháo gỡ.

-------------

Nhà đầu tư quan tâm đến nhóm cổ phiếu và ĐIỂM MUA tối ưu nhất hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được hỗ trợ chi tiết nhé!

Thông tin liên hệ: 094 6163 695 (Đinh Đào)

Tham gia Room phân tích cơ bản chuyên sâu miễn phí :https://zalo.me/g/fvbkkj105

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!