[Phân tích chuyên sâu] Ngành Xây dựng – Kỳ vọng tăng trưởng Đầu tư công cuối năm 2022
1. Cập nhật tiến độ giải ngân đầu tư công
- Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/7/2022 là 177.827,75 tỷ đồng, đạt 32,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
- Trong đó: Vốn trong nước là 173.307,06 tỷ đồng (đạt 30,77% kế hoạch giao là 563.187,851 tỷ đồng). Vốn nước ngoài là 4.520,69 tỷ đồng (đạt 12,99% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng).
- Trong những năm trước, tỷ lệ giải ngân đầu tư công 8 tháng đầu năm rơi vào khoảng 29 - 30%, vì thế, tỷ lệ hiện tại đang ở mức thông thường như mọi năm. Tính đến 31/07/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 29,74% – tương đương với cùng kỳ 30,61%.
2. Tiến độ giải ngân đầu tư công thực sự đẩy mạnh: Quốc Hội chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án hạ tầng mới
- Nguyên nhân chủ yếu gây chậm tiến là độ do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết không thuận lợi và biến động giá vật liệu xây dựng dẫn đến tiến độ đầu tư công chưa được đẩy mạnh
- Theo Bộ GTVT, dự kiến cuối năm 2022 sẽ đưa vào sử dụng 4 đoạn cao tốc Bắc–Nam giai đoạn 1 với tổng chiều dài 361km, bao gồm:
+ Mai Sơn–Quốc lộ 45 (63,4km)
+ Cam Lộ–La Sơn (98,3km)
+ Vĩnh Hão–Phan Thiết (100,8km)
+ Phan Thiết–Dầu Giây (99km)
=> Như vậy, cùng với đoạn Cao Bồ–Mai Sơn đã đưa vào sử dụng từ đầu năm nay, dự kiến 5/11, đoạn cao tốc Bắc Nam–GĐ1 sẽ hoàn thành trong năm nay. Theo tiến độ, 6 dự án còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trong 2023.
- Đối với 12 đoạn cao tốc Bắc-Nam GĐ2, Quốc hội đã phê duyệt toàn bộ dự án theo hình thức đầu tư công. Chính phủ đang khẩn trương triển khai các thủ tục liên quan để các dự án có thể khởi công trong 2022 và dự kiến hoàn thành vào 2026.
- Triển vọng 2022 & 2023: Quốc Hội chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án hạ tầng mới.
Tiến độ giải ngân chưa đạt kỳ vọng, chỉ ở mức thông thường so với các năm. Tuy nhiên, Việt Nam đang dành nguồn lực rất lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng với 5 dự án mới được chấp thuận, tổng số dự án cao tốc–hạ tầng cấp trọng điểm quốc gia được Quốc hội phê duyệt theo hình thức đầu tư công trong năm nay đã tăng lên 17 dự án.
=> Việc chính phủ đẩy mạnh đầu tư công giúp ngành xây dựng có thêm nhiều dự án, công việc để triển khai trong giai đoạn sắp tới, nhằm mang lại kết quả kinh doanh tích cực cho nhóm ngành này.
3. Giá vật liệu xây dựng hạ nhiệt
- Đối với chuỗi giá trị ngành xây dựng, chi phí đầu vào thường là nguyên vật liệu, nhân công, máy móc… Trong đó, nguyên vật liệu là chủ yếu, chiếm 45% trong tổng chi phí đầu vào của ngành.
- Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhiều yếu tố cùng với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina kể từ cuối tháng 2 đã tác động đến giá bán thép xây dựng thị trường trong nước. Các nhà máy điều chỉnh giá bán thép thành phẩm để bù lại một phần giá thành sản xuất.
=> Vì vậy, giá thép Việt Nam đạt đỉnh 19000 đồng/kg trong 2 quý đầu năm 2022, điều đó làm cho biên lợi nhuận gộp của ngành Xây dựng bị ảnh hưởng, kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế của mảng xây dựng bị sụt giảm. Tuy nhiên, từ tháng 7/2022, giá thép bắt đầu hạ nhiệt, tới thời điểm hiện tại giá thép đang giao động ở mức 15000 đồng/kg (giảm 27% so với 2 quý đầu năm)
=> Vậy nên, việc giá thép hạ nhiệt trong quý 3 này giúp cho các doanh nghiệp ngành Xây dựng sẽ cải thiện được biên lợi nhuận gộp, kèm với đó là nhận được nhiều hợp đồng xây dựng nhằm tăng trưởng tốt về kết quả kinh doanh
4. Các cổ phiếu xây dựng đáng chú ý
- Nhóm Dân dụng: CTD, HBC
- Nhóm Công nghiệp, Hạ tầng: VCG, HHV, LCG, FCN.
=========================================================
=> Nhà đầu tư mong muốn được hỗ trợ điểm MUA các cổ phiếu phù hợp hãy trao đổi trực tiếp bên dưới phần Bình luận để được hỗ trợ.
=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!
CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!