Nhóm phân bón dẫn sóng - Điểm lưu ý khi đầu tư nhóm này
Trong quý I/2024, nhiều doanh nghiệp phân bón đồng loạt đón tin vui, khi tình hình kết quả kinh doanh khởi sắc. Giới đầu tư cũng kỳ vọng vào sự phục hồi của ngành phân bón trong năm 2024.
Đặc điểm chung của các cổ phiếu ngành phân bón Thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ, Phụ thuộc nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào, Phụ thuộc vào nhu cầu phân bón trong nông nghiệp, Chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái
Hiện tại nguồn cung đạm Urê, Supe lân đang dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì vậy Áp lưc xuất khẩu chính là yếu tốt quan trọng trong quá trình đánh giá triển vọng của doanh nghiệp
I.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/5, Việt Nam đã xuất khẩu được 664.202 tấn phân bón, đạt 270 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 6,7% về trị giá, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan.
Danh mục các thị trường nhập khẩu phân bón từ Việt Nam trong khối ASEAN còn có Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines và Thái Lan. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia 45.012 tấn phân bón với trị giá 15,4 triệu USD, tăng lần lượt 18% YoY về lượng và 19% về giá trị.
Ngoài nhóm ASEAN, Việt Nam còn xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc với 83.385 tấn, tăng tới 74% YoY, kim ngạch đạt 34,4 triệu USD, tăng 96% YoY.
Nếu xung đột Trung Đông kéo dài có thể làm gián đoạn nguồn cung urê trong khu vực đó. Đây là cơ hội cho những quốc gia xuất khẩu urê khác, trong đó có Việt Nam.
Việc này sẽ khiến các doanh nghiệp lớn ngành phân đạm như DPM, DCM tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phân bón, hoá chất cũng đang đầu tư vào việc sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn được kỳ vọng là mảng kinh doanh có nhiều hứa hẹn như DDV, DGC.
II. HỒI PHỤC CỦA GIÁ PHÂN BÓN
2024 sẽ là năm các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất có sự bứt phá mạnh trong doanh thu và lợi nhuận. Giá Urê Trung Đông quý 1 dao động tại mức 330 USD/tấn (+2% YoY) do nhu cầu tiêu thụ Urê cho vụ gieo hạt đầu năm và giá khí đốt đầu vào tăng đột ngột. Tuy nhiên, giá đã giảm xuống mức 320 USD/tấn sau đó trước niềm tin Trung Quốc sẽ trở lại xuất khẩu Urê vào tháng 5 hoặc 6 năm nay.
Trong nửa cuối năm 2024 giá Urê sẽ có sự hồi phục nhẹ lên khoảng 329 USD/tấn do: (1) sắp vào đợt cao điểm gieo hạt, các nước hiện đã có kế hoạch đấu thầu để đảm bảo nguồn cung và; (2) Giá khí LNG dự báo bởi IEA sẽ tăng 19% YoY do cải thiện nhu cầu và căng thẳng địa chính trị tại Nga-Ukraine tiếp tục leo thang.
Ngoài ra, công suất sản xuất Urê toàn thế giới đã gần đạt đỉnh, và sẽ không còn nhiều dự án mở rộng trong giai đoạn 2024-2026. Giá Urê không thể trở về đỉnh cũ của năm 2021, tuy nhiên đây vẫn sẽ là yếu tố thúc đẩy giá tăng vượt nền giá 2023 trong giai đoạn 2025-2026.
III. ĐỘT PHÁ DOANH THU LỢI NHUẬN
Cổ phiếu và định giá các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất trong năm 2024 sẽ được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp tăng cao đột biến. Theo lịch trình họp của Quốc hội, việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ được thảo luận tại cuộc họp thứ 7 vào tháng 5/2024 và có thể được bỏ phiếu thông qua tại cuộc họp thứ 8 vào tháng 10/2024.
Nếu luật này được thông qua, thì mặt hàng phân bón được phân vào nhóm chịu thuế GTGT 5%. Đồng nghĩa lợi nhuận sẽ tăng mạnh nhờ được khấu trừ chi phí đầu vào. Từ đó chi phí đầu vào giảm, gia tăng lợi nhuận, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp phân bón.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ phân bón vô cơ sang phân bón hữu cơ, bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp từ 2017 đến tháng 6/2022 tăng từ 6,3% lên 23%, mục tiêu đạt 25% trong 2025. Với định hướng này, những doanh nghiệp phân bón chuyển đổi sản xuất sản phẩm hữu cơ sẽ có lợi khi phát triển trong dài hạn.
IV. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CẦN CHÚ Ý
Khi lựa chọn mã cổ phiếu phân bón, một số yếu tố cần chú ý như quá trình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng tương lai, tình trạng cổ phiếu hiện tại. Dưới đây là thông tin về 4 mã cổ phiếu phân bón đáng chú ý năm 2024.
1.Cổ phiếu DCM
DCM là mã cổ phiếu của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. DCM là một trong hai doanh nghiệp sản xuất Urê hàng đầu với thị trường trọng điểm, chiếm thị phần 60% Đồng Bằng Sông Cửu Long. So với DPM, DCM có ưu thế hơn về tỷ trọng và thị trường xuất khẩu, phân bố tại thị trường Đông Nam Á, Mỹ Latin.
Thâu tóm doanh nghiệp doanh nghiệp phân bón Hàn Việt (KVF) góp phần gia tăng công suất và tăng trưởng doanh thu trong năm 2024
Cơ cấu tài chính rất ít nợ vay và dòng tiền mạnh giúp công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao trong những năm tới (20% vào năm 2024F và 19% trong 2025F).
2.Cổ phiếu DPM.
DPM là mã cổ phiếu của CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm đạm urê, phân NPK, kali, DAP, SA…
DPM sở hữu bảng cân đối kế toàn lành mạnh nợ vay rất thấp (năm 2023 nợ vay bằng 0) với lượng tiền mặt dồi dào, số dư Tiền & tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn luôn vượt mức 5,000 tỷ VND và chiếm hơn 40% tổng tài sản.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh vượt 700 tỷ VND/năm và cải thiện mạnh mẽ trong giai đoạn 2024F – 2025F nhờ lợi nhuận phục hồi.
3. Cổ phiếu LAS
LAS là mã cổ phiếu thuộc CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Công ty hoạt động đa lĩnh vực phân bón, điện, nước, xi măng, hóa chất, xăng dầu…
Kết quả kinh doanh tăng trưởng đột phá, bên cạnh đó là dòng tiền của công ty cải thiện rất rõ nét và có xu hướng tăng mạnh lên theo từng quý. Lượng tiền gởi ngân hàng tại quý 1/2024 gấp hơn 10 lần so với cũng kỳ.
Bên cạnh mặt tích cực thì nhóm phân bón cũng chịu sự ảnh hưởng bởi những biến động liên quan đến vĩ mô, giá nguyên liệu đầu vào cụ thể:
(1) Sự bão hòa dài hạn ở thị trường nội địa khi diện tích canh tác nông nghiệp, điển hình là cây lúa, đã thu hẹp đáng kể qua các năm, đồng thời năng suất cũng đã gần đạt đỉnh. Điều này buộc các nhà sản xuất phân đạm chủ chốt như DCM, DPM hay Vinachem phải tìm cách mở rộng xuất khẩu để tìm lối ra cho lượng cung.
(2) các doanh nghiệp phân bón lớn, đặc biệt là DPM, sẽ sớm phải đối mặt với giá khí đầu vào cao (so với giai đoạn trước) vì Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy giảm khí nghiêm trọng, tỷ trọng khi từ các mỏ giá cao ngày càng lớn và sẽ phải phụ thuộc vào LNG. Điều này có thể bào mòn dần Biên lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất phân bón, đặc biệt là phân Đạm.
Nhà đầu tư quan tâm đến nhóm cổ phiếu và ĐIỂM MUA tối ưu nhất hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được hỗ trợ chi tiết nhé!
Thông tin liên hệ: 094 6163 695 (Đinh Đào)
Tham gia Room phân tích cơ bản chuyên sâu miễn phí :https://zalo.me/g/fvbkkj105
NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!