Dư nợ margin tăng kỷ lục – liệu có đáng lo ngại ?


I.DƯ NỢ MARGIN KỶ LỤC

Thị trường chứng khoán biến động mạnh trong quý 2, VN-Index nhiều lần công phá bất thành mốc 1.300 điểm nhưng nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư vẫn rất lớn. Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2/2024 tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500.

CTCK có dư nợ cho vay tăng mạnh nhất trong quý 2 là TCBS với mức tăng hơn 5.100 tỷ đồng. Thời điểm 31/3, dư nợ cho vay của TCBS lên đến gần 25.000 tỷ đồng (1 tỷ USD), tiếp tục giữ vị trí số 1 trong nhóm các CTCK. Đây cũng là mức dư nợ cho vay cao nhất mà một CTCK từng đạt được trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Không chỉ có TCBS, nhiều CTCK cũng phá kỷ lục dư nợ cho vay của chính mình trong quý 2, có thể kể đến như HSC, MBS, ACBS, FPTS, KBSV,…

--> Thị trường cần dòng tiền mới gia nhập để vượt qua lực cản này. Thực tế cho thấy tiền mới gia nhập cũng không thật sự dồi dào. Điều này khiến cho thị trường gặp nhiều khó khăn trước ngưỡng 1.300 điểm và không dễ để vượt qua trong ngắn hạn.

II TÁC ĐỘNG CỦA MARGIN LÊN THỊ TRƯỜNG

Có thể thấy, giao dịch cho vay ký quỹ mang lại lợi ích cho cả các đơi tượng trên thị trường. Với nhà đầu tư, margin góp phần gia tăng lợi nhuận. Cụ thể, nếu sử dụng margin với tỷ lệ là 50% thì lợi suất mang lại có thể cao hơn gần 2 lần so với không sử dụng margin.

Còn với công ty chứng khoán, margin mang lại nguồn doanh thu ổn định vì thị trường tăng hay giảm thì các nhà đầu tư đều sử dụng margin. Với thị trường, margin góp phần gia tăng của thanh khoản, vốn hóa và hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.

Tuy nhiên Margin tăng cao cũng là 'con dao hai lưỡi' ngoài lợi ích margin cũng mang lại không ít rủi ro, nhất là việc thị trường chứng khoán bị tác động mạnh từ hoạt động giải chấp trên quy mô lớn của các công ty chứng khoán. Hiệu ứng bán tháo, “Domino” sẽ gây ra áp lực bán trên toàn bộ thị trường.

Càng nhiều nhà đầu tư sử dụng margin, giá cổ phiếu càng tăng nhanh và mạnh. Đây sẽ là cơ hội tốt để các nhà tạo lập thị trường tìm cơ hội và thoát ra. Khi đó cổ phiếu không còn bệ đỡ giá của các tổ chức sẽ ngay lập tức rớt giá mạnh. Khi đó những nhà đầu tư nhỏ lẻ đã Full margin sẽ dần trở nên hoảng loạn và bắt đầu bán tháo hoặc khi bị “Call margin” nhưng không có động thái gia tăng tỉ lệ ký quỹ cũng sẽ dẫn đến hiện tượng Force Sell trên diện rộng và tiếp tục làm giá rơi thảm hại. Hậu quả sau cùng sẽ là thua lỗ hoặc chí “cháy tài khoản” đặc biệt là với những người đã Full Margin là điều khó tránh khỏi

Ví dụ: Cổ phiếu L14 trong giai đoạn từ đầu tháng 10/2021 đến cuối tháng 1/2022 đã tăng nhanh chóng với giá tại đỉnh tăng hơn 400% lên giá hơn 400k. Điều này lí giải với sự kỳ vọng lớn , các nhà đầu tư đã Full margin vào cổ phiếu khiến giá tăng kịch trần. Tuy nhiên khi có một lượng cổ phiếu được bán ra tại từ tháng 3 tuy không nhiều nhưng đã kéo giá giảm cùng với đó là tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tài khoản bị Call Margin và buộc phải bán ra, khiến giá cổ phiếu L14 lao dốc chỉ trong vòng 2 tháng về lại giá 100k. Một ví dụ tiêu biểu cho rủi ro và lợi nhuận cực lớn đối với các mã cổ phiếu đầu cơ.

-->Vì vậy việc sử dụng margin sẽ rất khó để kiếm được lợi nhuận bền vững, chỉ nên "đánh nhanh, rút nhanh". Khi sử dụng margin nên có phương án chuẩn bị trước, bởi vì margin có lãi suất và thời gian. Do đó, anh chị có thiên hướng đầu cơ và lướt sóng, với mức lợi nhuận có thể kiếm được hàng năm trên 20% thì hãy nghĩ đến margin, còn nếu đầu tư dài hạn thì nên hạn chế hơn.

III. KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2

Sau quý 1/2024 rực rỡ, ngành chứng khoán trong quý 2 ghi nhận bức tranh trái chiều về kết quả kinh doanh. Một số công ty vẫn báo lãi tăng bằng lần, ngược lại đã có những cái tên “đuối sức”.

Tổng lợi nhuận trước thuế nhóm chứng khoán trong quý 2/2024 đạt 8.100 tỷ đồng, tăng khoảng 39% so với cùng kỳ. Nếu so với quý 1 liền trước đó là hơn 8.000 tỷ, mức lợi nhuận của ngành nhích nhẹ thêm khoảng 1%.

Ngôi vị quán quân lợi nhuận thuộc về TCBS  với lợi nhuận sau thuế đạt 1.297 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với quý 2/2023. Đứng vị trí thứ hai về lợi nhuận là SSI với 835 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mức lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của công ty chứng khoán này, chỉ thấp hơn mức lãi kỷ lục gần 1.000 tỷ đồng ghi nhận được trong quý 4/2021.

Chiều ngược lại, VIX là công ty trong nhóm vốn hoá lớn có kết quả kinh doanh buồn nhất. Nguyên nhân những nhịp sụt giảm sâu trong tháng 4 và 6, điều này ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của công ty. Mảng tự doanh cũng kéo loạt công ty chứng khoán khác xuống dốc như chứng khoán BIDV, CTS, VpbankS,…

Tổng kết:

Gần đây thị trường bước vào giai đoạn giảm điểm, lo lắng về áp lực margin cũng lớn hơn. Tuy nhiên bối cảnh hiện tại của thị trường chứng khoán có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước đó. Sức ép margin có thể khiến thị trường điều chỉnh trong ngắn hạn. Nhưng xét về dài hạn, thị trường vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ như nền kinh tế phục hồi, định giá trở nên hấp dẫn, câu chuyện nâng hạng thị trường,...

Ngoài ra dù dư nợ margin tăng cao, các công ty chứng khoán cũng đã chủ động có kế hoạch tăng vốn trong thời gian gần đây. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro đối với việc hoạt động cho vay của các công ty chứng khoán.

-------------------------------------------------------------------

Nhà đầu tư quan tâm đến ĐIỂM MUA chính xác đối với các cổ phiếu sau mùa báo cáo tài chính được chọn lọc, phân tích kĩ càng thì hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được tư vấn điểm gom mua lấy hàng ngay nhé!

=> NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

HOẶC THAM GIA ROOM ĐẦU TƯ CƠ BẢN TĂNG TRƯỞNG: https://zalo.me/g/fvbkkj105

Liên hệ trực tiếp : 094 6163 695 (Zalo Anh Đào)

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường