Thị trường biến động liên tục - Nhà đầu tư nên làm gì ?


Đà giảm điểm của thị trường chứng khoán (TTCK) đã nối dài qua đầu tháng 8. Đến phiên 5/8, VN-Index lao dốc gần 49 điểm về 1.188 điểm. Diễn biến tiêu cực của TTCK toàn cầu với các chỉ số chính của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... lao dốc mạnh là tác nhân chính khiến chứng khoán Việt Nam điều chỉnh trong phiên 5/8. Nhịp hồi phục đã diễn ra trong phiên 6/8, vậy thị trường sẽ ra sao và chúng ta cần hành động gì cho kế hoạch đầu tư sắp tới. Cùng SimpleInvest phân tích trong bài viết dưới đây nhé.

I. NGUYÊN NHÂN GIẢM MẠNH

(1) Kinh tế Mỹ suy yếu (chỉ số thất nghiệp tăng, BCTC các doanh nghiệp lớn không tích cực) bên cạnh đó các tài sản rủi ro đang bị bán tháo trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chậm trễ trong việc hỗ trợ nền kinh tế.

(2) Ngân hàng trung ương Nhật tăng lãi suất (từ phạm vi 0 - 0,1% lên khoảng 0,25%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua và phát tín hiệu sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ) khiến các giao dịch carry trade tỷ giá USD/JPY chịu thua lỗ nặng qua đó gây áp lực về dòng tiền lên các kênh đầu tư khác.

(Kinh doanh chênh lệch lãi suất Carry trade là chiến lược giao dịch trong đó nhà đầu tư đi vay bằng một loại tiền tệ có lãi suất thấp và tái đầu tư vào tài sản của một quốc gia khác có tỷ suất sinh lời cao hơn, ví dụ như trái phiếu, cổ phiếu hoặc hàng hóa.  Trong những năm qua, đồng Yên thường được sử dụng làm đồng tiền cấp vốn bởi nó có độ biến động thấp và các nhà đầu tư tin Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ duy trì lãi suất cực thấp. Cổ phiếu Mỹ là tài sản đầu tư được ưa chuộng nhờ đà tăng đáng nể và sức mạnh của đồng USD)

-->lo ngại đồng Yên tăng giá đã khiến các nhà đầu tư phải bán bớt một số tài sản để trả nợ, ví dụ như chứng khoán Mỹ. Tất cả mọi người đều chạy ra lối thoát hiểm cùng một lúc. Ban đầu, những động thái này được kích hoạt bởi đợt tăng lãi suất của BoJ, nhưng nỗi lo về tốc độ tăng trưởng toàn cầu đã đổ thêm dầu vào lửa trong vài ngày qua và biến động càng trở nên dữ dội

(3) Một số bất ổn địa chính trị trên thế giới xuất hiện diễn biến căng thẳng mới.

-->Việc điều chỉnh mạnh theo xu hướng chung của TTCK toàn cầu trong ngắn hạn là không tránh khỏi. Tuy nhiên diễn biến đà rơi của VN-Index là rất lớn, nhưng thực sự so với nhiều thị trường vẫn là khả quan hơn nhiều

II. LỢI THẾ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

(1)Thu hút dòng tiền trở lại thị trường Việt Nam khi các nền kinh tế lớn suy yếu

(2) Kỳ vọng Fed nhanh chóng hạ lãi suất là yếu tố tích cực, hỗ trợ mạnh cho việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, qua đó có thêm dư địa duy trì mặt bằng lãi suất thấp.

(3) Định giá hấp dẫn: nhìn lại định giá thị trường, những lần VN-Index về mốc 1.200 điểm, P/E của thị trường rơi về quanh mức 10 lần. Lịch sử cho thấy khi P/E rơi về mức 10 lần có khả năng là vùng đáy của thị trường.

(4) Câu chuyện cơ bản của doanh nghiệp hấp dẫn hơn rất nhiều.

(5) Kích hoạt được dòng tiền bắt đáy khi giá cổ phiếu bị điều chỉnh do giải chấp, hoảng loạn giá đã chiết khấu đủ hấp dẫn

-->Dù áp lực giảm điểm vẫn còn song rủi ro hiện tại thấp hơn rất nhiều so với cơ hội tăng giá của thị trường.

III. NHÀ ĐẦU TƯ NÊN LÀM GÌ

Trong quá khứ, chứng khoán Việt Nam từng trải qua nhiều phiên biến động mạnh với mức giảm của VN-Index thậm chí còn sâu hơn phiên 5/8 vừa qua. Từ khi biên độ HoSE trở lại mức +/-7% đầu năm 2013 đến nay, VN-Index đã có 24 lần giảm trên 4% trong một phiên, đa phần tập trung trong giai đoạn 2020-2022, sau khi Covid phủ bóng đen lên thị trường tài chính toàn cầu.

Chứng khoán Việt Nam thường hồi phục khá nhanh sau những cú rơi sâu. Theo thống kê, VN-Index đã có 15/24 lần tăng điểm trở lại ngay sau phiên giảm hơn 4%, tương ứng xác suất 62,5%. Nếu xét theo khung thời gian dài hơn, VN-Index cũng có 14/24 lần tăng điểm vào tuần giao dịch (5 phiên) ngay sau phiên giảm mạnh.

Thời điểm hiện tại, thị trường đã điều chỉnh tương đối so với đỉnh gần nhất với mức giảm hơn 100 điểm (khoảng 8%). Do đó, một số yếu tố như áp lực chốt lời, margin,… có thể bớt căng thẳng hơn phần nào.

Chiến lược hiện tại nhà đầu cần chờ xem diễn biến một vài phiên tới xem tình hình thế giới có ổn định trở lại hay tiếp tục xấu đi. Nếu tình hình thế giới ổn định trở lại và thị trường lấy lại mốc 1.200 điểm trong những phiên tới, thì những phiên như hôm 5/8 chỉ xem là phản ứng thái quá về mặt tâm lý. Nếu nội tại trong nước không bị ảnh hưởng, những đợt giảm sâu là cơ hội đầu tư. Tuy nhiên lưu ý không dùng margin và chỉ nên đầu tư vào các mã an toàn.

--> Khó có thể kỳ vọng sự sôi động nhưng có lẽ không nên bi quan. Mùa KQKD quý 2 đã qua đi nhưng sẽ là tham khảo tốt dể dự đoán đà phục hồi lợi nhuận doanh nghiệp giai đoạn cuối năm. Nhờ vậy, đây là thời điểm có thể tư duy đầu tư dài hạn.

------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà đầu tư quan tâm đến ĐIỂM MUA chính xác đối với các cổ phiếu được chọn lọc, phân tích kĩ càng thì hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được tư vấn điểm gom mua lấy hàng ngay nhé!

=> NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

HOẶC THAM GIA ROOM ĐẦU TƯ CƠ BẢN TĂNG TRƯỞNG: https://zalo.me/g/fvbkkj105

Liên hệ trực tiếp : 094 6163 695 (Zalo Anh Đào)

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường