Thị trường vào “sóng mới” – Nhóm cổ phiếu triển vọng


I.ĐỘNG LỰC CUỐI NĂM

Triển vọng tăng trưởng đang nghiêng về chiều hướng tích cực khi các dữ liệu kinh tế tháng 7 cho thấy động lực tăng trưởng ở khu vực sản xuất đang mạnh mẽ. Động lực tăng trưởng trong nửa cuối năm bao gồm:

1) Tăng trưởng xuất khẩu và sản xuất giữ vững đà tăng

Hiện tại, tăng trưởng thương mại của Việt Nam được thúc đẩy bởi chu kỳ phục hồi của mặt hàng điện tử, nhu cầu tích trữ hàng hoá của các nhà bán lẻ Mỹ trước quan ngại về leo thang chiến tranh thương mại và hiệu ứng mức nền thấp.

2) Lĩnh vực tiêu dùng và bất động sản cải thiện nhẹ

Tiêu dùng nội địa sẽ tiếp tục cải thiện nhẹ nhờ chính sách cải cách tiền lương và tác động trễ của chính sách tiền tệ. Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động đã nhích tăng trở lại, lãi suất cho vay bình quân vẫn sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước trong nửa cuối năm 2024. Do đó, tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi phần nào từ yếu tố này.

Áp lực tỷ giá dự báo hạ nhiệt khi Fed tiến hành cắt giảm lãi suất, tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm sẽ được tiếp tục được hỗ trợ chủ yếu từ chi phí lãi vay giảm, giảm lỗ tỷ giá, tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, đi kèm theo đó là mức nền thấp của quý 3/2023. Do đó, rủi ro về dự báo tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng thị trường như giai đoạn quý 3/2023 sẽ được giảm thiểu.

3) Đầu tư đang tăng tốc tốt ở khối ngoài nhà nước và FDI, bù đắp cho tốc độ tăng chậm lại của đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư công 7T2024 đạt xấp xỉ 245 nghìn tỷ đồng, tương đương 31,6% tổng kế hoạch, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Bù lại, vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài đang cho thấy sự cải thiện. Tăng trưởng vốn đầu tư tư nhân đạt lần lượt 4,3% và 7,9% so với cùng kỳ trong Q1 và Q2. Tương tự, vốn FDI giải ngân tăng trưởng 8,4% trong 7T đầu năm 2024.

4.Định giá ngành hấp dẫn

Danh mục cổ phiếu cần quan tâm tập trung vào các yếu tố chính

(1) Doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế cạnh tranh tốt, hưởng lợi trong chu kỳ hồi phục,

(2) Có các câu chuyện tăng trưởng riêng như tăng công suất, cải thiện biên lợi nhuận, hưởng lợi từ các chính sách mới,

(3) DN có nền tảng tài chính vững mạnh,

(4) Đang ở mức định giá hấp dẫn trong trung dài hạn.

Định giá các nhóm ngành thể hiện sự phân hóa rõ nét khi so sánh giữa P/E FWD 2024 và PE trung bình ngành 4 năm, một số ngành vẫn ghi nhận mức chiết khấu hấp dẫn về định giá như: Ngân hàng, Công nghiệp, Bất động sản, Cảng biển. Một số ngành ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về giá và KQKD đang giao dịch cao hơn trung bình ngành như Bán lẻ, Công nghệ, Dầu khí.

II.MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHÚ Ý

Các doanh nghiệp SimpleInvest chỉ phân tích cơ bản và câu chuyện doanh nghiệp, việc mua bán quý anh chị cần kết hợp thêm bối cảnh, dòng tiền các yếu tố kỹ thuật để lựa chọn vùng mua bán hợp lý.

1.NTP

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2024 với doanh thu thuần đạt 1.680 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng 63%, đạt 553 tỷ đồng. Qua đó, giúp biên lợi nhuận gộp đạt 33%.

Với mức giá bán thấp hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và chính sách bán hàng linh hoạt, nhiều tổ chức tài chính đánh giá Nhựa Tiền Phong có thể gia tăng thị phần trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh thị trường chung chưa hồi phục nhanh.

Sức hút của cổ phiếu NTP còn đến từ câu chuyện Nhựa Tiền Phong được đưa vào danh sách thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Việc SCIC thoái vốn có thể mở ra cơ hội cho các đối tác lớn, chiến lược gia tăng sở hữu tại Nhựa Tiền Phong, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng kinh doanh trong tương lai.

không chỉ dừng lại ở việc mở rộng sản xuất trong ngành nhựa, Nhựa Tiền Phong gần đây đã công bố một bước đi chiến lược mới với việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Dự án đầu tiên trong lĩnh vực này là việc xây dựng Tổ hợp giáo dục tại trung tâm TP.Hải Phòng, với tổng mức đầu tư hơn 620 tỷ đồng.

-->Những câu chuyện riêng và triển vọng tích cực sẽ là động lực cho sự tăng giá của NTP trong trung và dài hạn.

2.BSR

Kết quả kinh doanh Q2/2024 của BSR phản ánh kế hoạch bảo dưỡng tổng thể nhà máy diễn ra từ 15/3 tới 1/5 (tổng cộng 50 ngày) khi doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh (lần lượt giảm 27% YoY và 43% YoY).

Công ty đã thành công xóa khoản nợ quá hạn của BSR-BF (tương đương 1.127 tỷ đồng) bằng cách điều chỉnh khoản đầu tư vào BSR-BF từ khoản đầu tư vào công ty con thành góp vốn vào đơn vị khác trong BCTC Q2/2024. Điều này giúp đáp ứng tiêu chí cuối cùng trong tổng số 9 tiêu chí để niêm yết trên HOSE.

BSR đang trình phương án tăng vốn điều lệ lên 50.000 tỷ đồng bằng hình thức trả cổ phiếu, nhằm đáp ứng nguồn vốn chủ sở hữu cho dự án mở rộng NMLD Dung Quất.

--> BSR sẽ quay trở lại hoạt động 100% công suất thậm chí đạt 115% trong 6 tháng cuối năm 2024 là hỗ trợ cho đà hồi phục và tăng trưởng kết quả kinh doanh cuối năm, tuy nhiên giá dầu sẽ khó tăng mạnh, dẫn đến crack spread khó nới rộng.

--------------------------------------
Nhân dịp lễ 2/9 SimpleInvest triển khai chương trình ƯU ĐÃI 2 TUẦN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN SI-PRO MIỄN PHÍ ĐỂ TRẢI NGHIỆM VÀ CẢM NHẬN HIỆU QUẢ NHÉ!

QUYỀN LỢI:

(1) Được cấp quyền chủ động sử dụng công cụ phân tích dòng tiền SI-PRO trong vòng 2 tuần MIỄN PHÍ

(2) Quà tặng cổ phiếu: 3-5 cổ phiếu với tỷ suất sinh lợi lớn

(3) Room zalo đồng hành trải nghiệm hỗ trợ liên tục

(4) Hỗ trợ tư vấn 1:1 trong quá trình trải nghiệm

THỜI GIAN: Từ ngày 26/08/2024-09/09/2024

ăng ký chương trình chỉ bằng 1 thao tác đơn giản ẤN VÀO LINK: https://zalo.me/g/uzzrtx713

HOẶC quét mã QR trên hình dưới đây:

📞📞Hotline:
0365057965 (ZALO/CALL Thảo Nguyên SimpleInvest)
0963541598 (ZALO/CALL Hằng SimpleInvest)

*Link đăng ký: https://zalo.me/g/uzzrtx713

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!