[Phân tích chuyên sâu] TAR - Hưởng lợi từ đà tăng giá lương thực và xu thế bảo hộ thương mại


1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

  • TAR là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các loại gạo, bao gồm gạo thương hiệu cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu chiếm tỷ trọng lần lượt là 84% và 16%.
  • Tại thị trường nội địa, TAR cung cấp gạo cho các đại lý gạo và chuỗi siêu thị Winmart. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Trung Quốc (27%), Malaysia (25%), Hong Kong (12,8%) và Philippine (10%). TAR có xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, nhưng hiện tỷ trọng vẫn chưa nhiều (5%).

2. TÌNH HÌNH KINH DOANH

  • Quý 2/2022, TAR ghi nhận doanh thu 765 tỷ, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 21 tỷ, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021. Biên lợi nhuận gộp cải thiện rõ rệt nhất khi tăng lên 11,67% nhờ chi phí nguyên vật liệu có giá thành tốt, tiết giảm được chi phí giá vốn.

*Kế hoạch kinh doanh:

  • Theo kế hoạch 2022, TAR đặt kế hoạch doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng, LNST đạt 110 tỷ đồng nhờ tăng trưởng mảng gạo và lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng BĐS.
  • Như vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm TAR đã hoàn thành được 49% kế hoạch về doanh thu và 41,5% kế hoạch về lợi nhuận.

3. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

*ĐIỂM NHẤN 1: Hưởng lợi từ đà tăng giá lương thực

  • Hiện nay, Thế giới đang trải qua giai đoạn giá cả hàng hóa liên tục tăng cao, trong đó có giá lương thực. Nguyên nhân của xu thế này đến từ:

(1) Đại dịch Covid 19 bùng phát từ năm 2020 gây đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

(2) Chiến tranh Nga – Ukraine làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung lương thực.

  • Hiện nay, giá gạo, lúa mì hay giá ngô Thế giới đều liên tục tăng mạnh trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ổn định. Gạo có thể trở thành một sản phẩm thay thế cho các loại lương thực khác góp phần giúp Việt Nam tăng trưởng được sản lượng gạo xuất khẩu.

*ĐIỂM NHẤN 2: Xu thế bảo hộ thương mại tăng lên nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

  • Nhiều nước đã đưa ra các chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng nông sản hay vật tư nông nghiệp thiết yếu với mục đích đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Trong đó, Nga, Ukraine, Ấn Độ là những nước sản xuất và cung cấp lương thực hàng đầu, đã có những lệnh cấm xuất khẩu với một số mặt hàng như lúa mì, yến mạch, đường,…
  • Trước tình trạng này, nhiều nước đã tăng nhập khẩu các mặt hàng lương thực thay thế như gạo, giúp TAR liên tiếp trúng nhiều gói thầu lớn.
  • Ngoài ra, Trung Quốc đang có nhu cầu tăng nhập khẩu gạo do giá trong nước tăng mạnh và thời tiết bất lợi, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, dẫn tới việc sản lượng sản suất gạo nước này có thể bị sụt giảm từ 3-6% trong năm 2022.

=> Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong thời gian tới. Giá gạo xuất khẩu sẽ không giảm và có thể tăng lên vì nhiều khách hàng đang có nhu cầu nhập khẩu.

  • Hàng tồn kho của TAR có sự tăng trưởng tốt và khá lớn ở thời điểm quý 2.2022, chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu tăng đáng kể. Điều này cho thấy công ty đang có sự chuẩn bị (trồng lúa) và sắp tới sẽ thu hoạch để tạo ra doanh thu cho công ty. Đặc biệt là trong giai đoạn nhu cầu tăng lúa gạo tăng cao, lợi thế hàng tồn kho lớn sẽ giúp TAR đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

*ĐIỂM NHẤN 3: Lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng BĐS

  • Chuyển động lớn khác ở TAR là nới room ngoại từ 0% lên 49%, đây là bước “dọn đường” để TAR đón các đối tác ngoại trong năm nay. Theo doanh nghiệp chia sẻ, đã có đối tác muốn trở thành cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu không dưới 30% vốn tại TAR.
  • Hiện tại, TAR ghi nhận giá trị sổ sách quyền sử dụng đất của khu đất này chỉ khoảng 28 tỷ đồng, và dựa vào tiềm năng của mảnh đất này, khi công trình kè và đường chạy dọc bờ sông Cần Thơ nối liền từ Bến Ninh Kiều đến Cầu Đầu Sấu hoàn thành (công trình trọng điểm của Cần Thơ sử dụng vốn ODA, tháng 6/2022 hoàn thành), TAR đã có các đối tác sẵn sàng trả 700-800 tỷ đồng cho lô đất này.

=> Thương vụ này lợi nhuận dự kiến sẽ không thấp hơn 500 tỷ đồng, con số này sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng đột biến về kết quả kinh doanh, cũng như có dòng tiền lớn tái đầu tư cho các hoạt động tiếp sau đó.

4. RỦI RO DOANH NGHIỆP

  • Nợ vay khá nhiều làm chi phí lãi vay tăng cao, ảnh hưởng đến cơ cấu lợi nhuận
  • Khoản mục phải thu lớn cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn

=========================================================

=> Nhà đầu tư mong muốn được hỗ trợ điểm MUA các cổ phiếu phù hợp hãy trao đổi trực tiếp bên dưới phần Bình luận để được hỗ trợ.

=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

=====================================

- Room khuyến nghị MIỄN PHÍ: https://zalo.me/g/tfczzo816

- Room FA MIỄN PHÍ: VĨ MÔ, NGÀNH NGHỀ, CƠ BẢN DOANH NGHIỆP: https://zalo.me/g/lwepuf175

- Mở tài khoản chứng khoán tại VPS để nhận Tư vấn đầu tư MIỄN PHÍ: ID “BAMO” – HỒ ĐĂNG THẢO NGUYÊN hoặc ấn vào link để mở tài khoản: https://openaccount.vps.com.vn/?MKTID...