[Phân tích chuyên sâu] Ngành Dầu Khí - Liệu có vào chu kỳ sóng mới?
1. Tổng quan về thị trường dầu khí thế giới
- Sau đại dịch Covid 19, các quốc gia đang rất cần dầu để tập trung đẩy mạnh Đầu tư công, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản xuất trở lại nhằm phục hồi kinh tế. Nhu cầu tăng cao và nguồn cung thắt chặt làm cho giá dầu tăng rất mạnh, lên 120 USD/thùng, sau đó hạ nhiệt về mức 80 USD và gần đây có xu hướng tăng trở lại.
*Giá dầu khó để giảm sâu và ổn định bởi các yếu tố thắt chặt nguồn cung bao gồm:
- OPEC thắt chặt nguồn cung: Ngành dầu khí là 1 ngành ảnh hưởng rất lớn bởi OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, OPEC và các đối tác nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới, bất chấp yêu cầu tăng sản lượng từ Mỹ và nhiều nước tiêu thụ khác.
Bất chấp sức ép từ Mỹ và nhiều nước tiêu thụ khác yêu cầu tăng sản lượng dầu, OPEC vẫn nhất trí cắt giảm, điều này có thể khiến giá dầu tăng trở lại.
- Mỹ và Trung Quốc đang đạt được thỏa thuận là hạn chế sử dụng dầu đá phiến, dầu hóa thạch: Ở Mỹ, họ hạn chế việc hỗ trợ ngành khai thác dầu đá phiến nên nguồn cung có thể hạn chế
- Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do căng thẳng Nga - Ukraine: EU chính thức thông qua gói trừng phạt thứ sáu nhằm vào Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó có lệnh cấm vận dầu. Gói trừng phạt được Liên minh châu Âu (EU) thông qua hôm 3/6 sẽ dần loại bỏ việc nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển trong 6 tháng tới và đối với nhập khẩu dầu tinh chế là trong 8 tháng. Điều này khiến nguồn cung sẽ bị hạn chế.
=> Đây là 3 yếu tố làm cho giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tiếp tục duy trì đà tăng trong thời gian tới nếu gián đoạn xuất khẩu dầu của Nga kéo dài.
=> Theo SimpleInvest được biết, số liệu đã tính toán điểm hòa vốn của dầu khí tương đương mức giá dầu 60 USD. Vì vậy, trường hợp giá dầu càng tăng cao thì lợi nhuận doanh nghiệp càng tăng trưởng. Đặc biệt, nếu giá dầu duy trì ở mức cao, khả năng các dự án trọng điểm của ngành dầu khí sẽ được đẩy mạnh triển khai tạo động lực cho ngành dầu khí.
2. Dự án Lô B – Ô Môn đang đến gần thời điểm triển khai
- Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần, từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.
- Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng chuỗi dự án này đã bị chậm tiến độ trong nhiều năm do những vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III liên quan đến nguồn vốn ODA tài trợ cho nhà máy.
- Được biệt, dự án Lô B – Ô Môn là đại dự án khí của Việt Nam nên sẽ không bị tác động nhiều từ các sự kiện địa chính trị trên thế giới. Nếu dự án này được triển khai thì nhóm kỹ thuật dầu khí, thăm dò, khảo sát địa chất như PVS, PVD sẽ được hưởng lợi đầu tiên, do đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn và nhà thầu EPC.
- Ngoài ra, GAS & các cổ phiếu khác trong nhóm ngành dầu khí cũng sẽ được hưởng lợi theo nếu dự án này được triển khai và nhóm dầu khí có thể quay trở lại thời kỳ thịnh vượng như giai đoạn 2011-2014.
=> SimpleInvest đánh giá việc khởi công dự án phát triển mỏ khí lớn như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các công ty trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành trong những năm sắp tới.
Mặc dù vậy, hiện tại dự án chưa có thêm thông tin nào mới ngoài sự kiện Thủ tướng Chính phủ có chuyến công tác tại Cần Thơ vào tháng 6/2022, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thượng nguồn (Lô B) trong chuỗi dự án Lô B – Ô Môn => Vì vậy đây là thông tin chúng ta cần phải theo dõi và cập nhật mới liên tục để đón đầu sóng nhóm ngành dầu khí.
3. Tập đoàn Mỹ đầu tư 300 triệu USD vào Việt nam để khai thác dầu
- Murphy Oil - Mỹ đầu tư khoảng 300 triệu USD vào công tác tìm kiếm thăm dò tại Việt Nam và hiện đang điều hành các lô dầu khí tại Bể Cửu Long, Bể Phú Khánh. Tập đoàn cũng đang hợp tác với Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) tích cực triển khai phát triển Dự án Lạc Đà Vàng (Bể Cửu Long) với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD.
- Đây là tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại Hoa Kỳ và Canada, hiện đang phát triển trữ lượng tại Australia, Brazil, Đông Nam Á
- Các tập đoàn lớn của Mỹ chia sẻ với Thủ tướng Phạm Minh Chính các con số đầu tư sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới, các kế hoạch đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
4. Luật dầu khí sửa đổi
- Sáng ngày 3/6/2022, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).
- Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi Luật Dầu khí lần này là nhằm tăng cường thu hút đầu tư, để có những dự án đầu tư mới trong lĩnh vực dầu khí cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động dầu khí đã và đang triển khai
- Luật Dầu khí sửa đổi có thể coi như một khung cơ chế để thu hút đầu tư, nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, làm cho dự án, hoạt động dầu khí được triển khai một cách nhanh hơn, có hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn về chi phí hành chính, chi phí thời gian.
=> Đây cũng là một trong những cơ chế ưu đãi, thông qua đó làm cho hoạt động dầu khí trong nước hấp dẫn hơn. Nếu chúng ta có một môi trường kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí hấp dẫn, hiệu quả, giảm chi phí hơn cho nhà đầu tư thì đó cũng là một cơ chế thu hút đầu tư.
=> Cơ chế thứ hai để thu hút đầu tư là các biện pháp ưu đãi trực tiếp cho các hoạt động dầu khí. Điều này góp phần giúp đất nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong đó có ngành dầu khí.
5. Điểm cần lưu ý đối với ngành Dầu khí
- Ảnh hưởng bởi biến động giá dầu
- Chịu biến động bởi thời gian triển khai dự án Lô B – Ô Môn
=================================>
=> THAM GIA NGAY ROOM HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CỦA SimpleInvest CHUYÊN CƠ BẢN, VĨ MÔ:
- Room khuyến nghị MIỄN PHÍ:
- Room FA MIỄN PHÍ: VĨ MÔ, NGÀNH NGHỀ, CƠ BẢN DOANH NGHIỆP:
CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!