Ngành thuỷ sản hồi phục - Nhóm cổ phiếu hút dòng tiền
Ngành thuỷ sản gặp nhiều vấn đề khó khăn khi các thị trường xuất khẩu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tồn kho nên nhập khẩu vẫn có tính thận trọng. Kỳ vọng vấn đề tồn kho và dư cung sẽ giảm dần và có chiều hướng thuận lợi hơn cho các nhà xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm, khi đó xuất khẩu có thể hồi phục trở lại.
I.TÌNH HÌNH NGÀNH THUỶ SẢN 4 THÁNG ĐẦU NĂM
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục khả quan trong tháng 4/2024. Nhờ đó, tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước tăng 6%, đạt 2,7 tỷ USD. Xuất khẩu 3 nhóm mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó nhóm cá tra đang có sự hồi phục rõ nét với mức tăng 14% trong tháng 4/2024, xuất khẩu cá tra đã tăng trở lại sau hai tháng liên tiếp sụt giảm. Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu là thị trường xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp với 153 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước con số này ghi nhận giảm 17%. Trái ngược với thị trường tỷ dân, cá tra xuất khẩu sang Mỹ lại ghi nhận khởi sắc khi tăng tới 19% YoY, kéo tổng giá trị cá tra xuất sang nước này lên 102 triệu USD.
II.YẾU TỐ HỖ TRỢ
1 . Nền kinh tế thị trường
Thông tin Mỹ đang xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đã mang lại niềm hy vọng lạc quan cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản.
Mỹ luôn nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có rất nhiều dư địa, nhưng cũng không ít rào cản khiến doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhiều phen “lao đao”.
Trong đó, có những vấn đề kéo dài nhiều năm như thuế chống bán phá giá tôm, cá tra; có vấn đề “nóng sốt” của năm 2024 như là thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ. Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp trong thời gian tới.
Việc công nhận này sẽ giúp giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường thường phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá. Khi các rào cản thuế quan được tháo gỡ hoặc nới lỏng thì hàng thủy sản Việt Nam sẽ lấy lại lợi thế cạnh tranh về giá tại thị trường Mỹ, đồng thời giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp cận nhiều hơn với nguồn thủy sản chất lượng và giá tốt của Việt Nam.
Quý nhà đầu tư có thể tham khảo bài viết chi tiết về việc nếu được công nhận nền kinh tế thị trường thì các nhóm ngành có tác tác động như thế nào tại Website của Simple Invest :https://simpleinvest.finance/a...
2. Giá bán
Trong tháng 2/2024, giá bán cá tra quanh mức đáy với giá bán bình quân tại Mỹ và Trung Quốc lần lượt đạt 2,7 USD/kg (giảm 14% svck, giảm 3% so với tháng trước) và 2,0 USD/kg (giảm 11% svck, giảm 3% so với tháng trước). Giá bán bình quân cá tra sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm 2024. Theo như chu kỳ trước thì phải mất khoảng 1,5-2 năm để giá chạm đáy và một chu kỳ diễn ra trong khoảng 4 năm.
Bên cạnh đó giá cá nguyên liệu và cá giống giảm lần lượt 7% và 15% svck trong tháng 3/2024. Điều này sẽ hỗ trợ một phần biên lợi nhuận của các công ty chế biến. Giá thức ăn thủy sản (chiếm 60% giá vốn) đạt đỉnh vào tháng 5/2023 ở mức 14.900 đồng/kg. Trong tháng 2/2024, giá bán bình quân thức ăn thủy sản giảm xuống còn 13.600 đồng/kg (giảm 8% svck) do giá bán thủy sản giảm và giá đầu vào giảm svck.
Đối với nhóm thuỷ sản đặc thù ngành chịu nhiều biến động bởi các yếu tố bên ngoài (giá nguyên liệu, vùng nuôi, giá thành bán ra, sản lượng và nhu cầu của các quốc gia nhập khẩu) vì vậy độ tăng giá dài và bền vững của nhóm ngành sẽ khó hơn. Việc chọn lọc các doanh nghiệp trong ngành cũng cần đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Nhóm này sẽ phù hợp hơn cho việc đánh ngắn hay chu kì sóng.
III. MỘT SỐ CỔ PHIẾU THUỶ SẢN CHÚ Ý
1.ASM
Quỹ mua PYN ELITE Fund mua thêm hơn 1,9tr cổ phiếu nâng sở hữu lên 11.01%
Có thể mua bán điện mặt trời mái nhà trực tiếp không qua EVN. Nội dung trên được nêu tại thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về cơ chế mua bán trực tiếp giữa bên phát năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA), ngày 20/5. Từ đó hỗ trợ cho quá trình mua bán điện thuận lợi hơn.
Về kỹ thuật:
2. MPC
Thử nghiệm công nghệ mới: đã nuôi thử nghiệm thành công, giúp tiết giảm được chi phí, giúp giảm giá thành nuôi được 30-50% và được Minh Phú xem là chìa khóa giúp công ty mở vào một giai đoạn phát triển mới rực rỡ.
Kỹ thuật:
3.CMX
Tăng trưởng sản lượng tôm chậm lại giúp áp lực dư cung được giảm bớt. Giá tôm xuất khẩu có khả năng đã chạm đáy trong năm 2023 và có diễn biến tích cực hơn trong năm 2024.
Về kỹ thuật:
NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!
NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!
Room phân tích cơ bản chuyên sâu: https://zalo.me/g/fvbkkj105
Liên hệ hỗ trợ: 094 6163 695 (Đinh Đào)
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!