Tại sao có thể khẳng định chu kỳ “Tiền rẻ” sẽ trở lại trong năm 2023?
Gần đây, Ngân hàng nhà nước đã có thông tin về việc hạ lãi suất điều hành. Trên thị trường cũng đã xuất hiện rất nhiều thông tin tranh luận với nhau về việc “Liệu có phải chu kỳ “Tiền rẻ” đã trở lại hay không? Giai đoạn sắp tới có giống như năm 2020 hay không?”… Để trả lời được cho câu hỏi này, mời nhà đầu tư theo dõi bài viết dưới đây của SimpleInvest để có thêm góc nhìn tổng quan về “Tiền rẻ” và xu hướng thị trường thời gian tới.
I. NHƯ THẾ NÀO LÀ “TIỀN RẺ”?
Đầu tiên, cần phải xem về khái niệm “Tiền rẻ” được hiểu như thế nào?
=> Theo SimpleInvest, “Tiền rẻ” được hiểu một cách đơn giản là việc có được tiền với một chi phí thấp, hay cụ thể hơn là chi phí vay vốn ở mức thấp nhất.
Tại sao năm 2022 không còn là thời kỳ “Tiền rẻ”?
- Những năm 2020, 2021 được đánh giá là thời kỳ “Tiền rẻ”, nhưng thời kỳ “Tiền rẻ” không còn trong suốt năm 2022. Nguyên nhân chính là do động thái tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu của các Ngân hàng Trung Ương.
- Bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới, các đợt phong tỏa để chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc... là những nguyên nhân khiến giá cả tăng vọt, lạm phát xảy ra ở nhiều nước.
- Đáng lo ngại là lạm phát ở nhiều quốc gia lên tới con số cao kỷ lục. Vậy nên, để chế ngự lạm phát, các Ngân Hàng Trung Ương buộc phải tăng lãi suất quyết liệt. Chính vì vậy mà thời kỳ tiền rẻ đã kết thúc từ năm 2022.
II. BỐI CẢNH LẠM PHÁT TRÊN THẾ GIỚI HIỆN TẠI
Đến thời điểm kết thúc tháng 3/2023, lạm phát trên thế giới hầu hết đều đang có xu hướng giảm mạnh, cụ thể:
1. Lạm Phát ở Mỹ
- Thời điểm Tháng 6/2022, CPI Mỹ công bố tăng 9.1% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua.
- Tuy nhiên, giá thực phẩm tăng với tốc độ chậm hơn, các chi phí ô tô, xe tải, năng lượng… đều giảm mạnh, dẫn đến tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống 6% vào tháng 2/2023.
2. Lạm phát ở Châu Âu
- Tháng 10/2022, lạm phát ở Châu Âu công bố tăng 10.6% so với cùng kỳ, đây cũng là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
- Tuy nhiên, kể từ khi chạm ngưỡng đỉnh 10.6%, chỉ số lạm phát Châu Âu liên tục giảm mạnh. Đặc biệt, điểm đáng chú ý là CPI tháng 2/2023 đang ở mức 8.5%, nhưng bước sang tháng 3 đã giảm mạnh chỉ còn 6.9%, đây là mức giảm mạnh nhất giữa các tháng cho thấy xu hướng lạm phát đang giảm mạnh ở khu vực này.
=> Như vậy, chỉ số Lạm Phát của các thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng giảm và dự kiến sẽ giảm mạnh trong quý 3, quý 4/2023. Điều này sẽ làm cho Ngân hàng Trung Ương các nước có động thái ngừng tăng lãi suất, sau đó tiếp tục xu hướng giảm lãi suất vào cuối năm 2023.
III. TÌNH HÌNH Ở VIỆT NAM
- Với bối cảnh các nước trên thế giới bị lạm phát cao kỷ lục dẫn đến việc phải tăng lãi suất mạnh. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính Phủ, nhưng vẫn buộc phải tăng lãi suất bởi vấn đề về chênh lệch tỷ giá.
- Tuy nhiên, xu hướng lãi suất ở Việt Nam đã giảm và sắp tới sẽ tiếp tục giảm bởi các yếu tố sau:
1. GDP quý I thấp
- Các bài viết gần đây SimpleInvest cũng đã chia sẻ rất kỹ về câu chuyện GDP, “GDP xấu là cơ hội chứ không phải rủi ro”.
- Bên cạnh đó, Chính Phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 6.5%. Để đạt được mục tiêu này buộc nhà nước phải có những chính sách Tiền tệ và chính sách Tài khóa để hướng tới mục tiêu đã đề ra.
Nhà đầu tư tham khảo lại bài viết phân tích chi tiết về vấn đề này TẠI ĐÂY
=> Vì vậy, để đạt được mục tiêu GDP đề ra, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách Đầu tư công và xu hướng tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới.
2. Lạm phát Việt Nam có xu hướng giảm mạnh trong tháng 3
- Theo số liệu công bố, tính chung quý 1/2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước.
- Tuy nhiên, bóc tách kỹ chúng ta sẽ thấy được CPI quý 1 tăng mạnh chủ yếu là do Tháng 1 và Tháng 2 CPI tăng mạnh. Riêng Tháng 3/2021, CPI giảm 0.23% và giảm rất mạnh so với tháng 1 và tháng 2.
=> Như vậy, lạm phát ở Việt Nam có dấu hiệu giảm xuống và đang nằm trong tầm kiểm soát của Chính Phủ, điều này sẽ giúp Chính Phủ không quá lo ngại về lạm phát khi thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ
3. Tỷ giá ổn định
- Lạm phát của Việt Nam đang nằm trong tầm kiểm soát của Chính Phủ, nhưng Việt Nam vẫn tăng lãi suất là do vấn đề về chênh lệch tỷ giá.
- Mặc dù hiện tại chỉ số Dollar Index (chỉ số đo lường sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với 6 loại tiền tệ khác) đã gãy xu hướng và giảm mạnh, sẽ giảm bớt áp lực lên lãi suất Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu đang giảm mạnh như SimpleInvest phân tích ở trên thì xu hướng sắp tới sẽ ngừng tăng sau đó hạ lãi suất ở hầu hết các nước.
- Chính vì vậy, chỉ số Dollar Index sẽ giữ được xu hướng giảm và tỷ giá Việt Nam sẽ ổn định, Chính Phủ Việt Nam sẽ tiếp tục có các chính sách tiền tệ để mạnh tay hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển.
KẾT LUẬN: Dựa trên các cơ sở đã phân tích ở trên, với xu hướng lãi suất tiếp tục giảm, SimpleInvest nhận định Thị trường sắp tới là giai đoạn “Tiền rẻ”, mở ra nhiều cơ hội trong đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư theo dõi sát các tin tức về vĩ mô, thị trường để không bỏ lỡ con sóng lớn của Vnindex trong thời gian tới nhé.
ĐẤY LÀ QUAN ĐIỂM CỦA SimpleInvest. CÒN THEO BẠN, NĂM 2023 CÓ QUAY LẠI THỜI KỲ TIỀN SẼ HAY KHÔNG? ĐỂ LẠI Ý KIẾN BÊN DƯỚI PHẦN BÌNH LUẬN NHÉ!
=> Liên hệ ngay với SimpleInvest để cùng nhau đón đầu chu kỳ “Tiền rẻ” và nắm bắt các cơ hội đầu tư lớn nhất thị trường nhé!
LIÊN HỆ NGAY: 0365 057 965 (zalo Thảo Nguyên)
================================
👉 Room TƯ VẤN ĐẦU TƯ MIỄN PHÍ:
https://zalo.me/g/tfczzo816
👉 ĐỒNG HÀNH NGAY cùng SimpleInvest để CHIẾN THẮNG THỊ TRƯỜNG nhé!
👌👌 Anh/chị NĐT có nhu cầu trở thành khách hàng của SimpleInvest để nhận những dịch vụ tư vấn Super VIP nhất hãy điền form đăng ký, đội ngũ sẽ trực tiếp liên hệ để hỗ trợ NĐT trong thời gian sớm nhất
❓Link đăng ký:
https://forms.gle/m62XaY96GPx37W3j8