HTN – Tạo đột phá nhờ chuyển dịch mạnh sang mảng nhà ở xã hội (NOXH)
- Thời gian qua thị trường bất động sản (BĐS) gặp nhiều khó khăn do 2 nút thắt lớn nhất đó là VỐN và PHÁP LÝ. Nhưng đến thời điểm này, những vướng mắc đang dần được tháo gỡ.
- Trong giai đoạn cuối năm 2023, thị trường chưa thể tạo ra dòng tiền khai thác, kinh doanh với giá trị lớn nhưng thị trường sẽ phục hồi cục bộ ở một số phân khúc, khu vực.
=> Trong bài viết dưới đây, SimpleInvest gởi đến cộng đồng nhà đầu tư bài phân tích CTCP Hưng Thịnh Incons (HTN) – là 1 doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Tập Đoàn Hưng Thịnh, có dư địa và câu chuyện đầu tư kỳ vọng lớn.
I. VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 3/2023
- Trong quý 3, Doanh thu thuần hợp nhất về bán hàng và cung cấp dịch vụ của HTN đạt 447 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, Doanh thu thuần hợp nhất của Công ty ghi nhận hơn 2,446 tỷ đồng, hoàn thành 58.2% kế hoạch năm 2023.
- Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3 của HTN đạt 1.2 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 27 tỷ đồng, tương ứng 54.05% kế hoạch năm. Nguyên nhân suy giảm chủ yếu do bối cảnh khó khăn chung của ngành.
=> Mặc dù kết quả kinh doanh chưa có nhiều đột phá, nhưng dựa vào việc đánh giá từ Chính sách nhà nước tích cực và Số liệu phân tích về cơ cấu tài chính… SimpleInvest thấy được những điểm nhấn nổi trội và cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp như sau:
II. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
1. Về chính sách nhà nước
(1) Ba dự án luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đang diễn ra.
- Các luật này về cơ bản đều có liên quan chặt chẽ và tác động tới thị trường Bất động sản. Thủ tục pháp lý, vướng mắt và chồng chéo rất nhiều.
- Hy vọng đây sẽ là dịp để tháo gỡ các nút thắt về cơ chế chính sách, doanh nghiệp… Từ đó các dự án mới nhanh chóng được khơi thông trở lại.
(2) Chính sách điều hành kinh tế, tài chính tiền tệ của Chính phủ
- Diễn biến tích cực các chính sách này đang tạo ra tâm lý tích cực hơn cho thị trường. Không tiếp tục hút dòng tiền qua kênh tín phiếu, đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đang là những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhà nước.
=> Theo số liệu SimpleInvest cập nhật trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS lại có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước, lên tới 21.86%. Điều này cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành Ngân hàng và các Bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả.
2. Về cơ cấu tài chính - Nợ vay
- Tính đến quý 3/2023, Nợ vay giảm mạnh, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn. Đối với doanh nghiệp Bất động sản trong bối cảnh khó khăn của ngành thì giảm nợ vay là chiến lược ưu tiên để giảm thiểu chi phí từ lãi vay. Do đặc thù ngành là nguồn vốn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có lượng tiền mặt sẵn sàng để thanh toán, hoặc giảm thiểu nợ vay như HTN.
- Các khoản vay ngắn hạn trong quý 3 đã giảm 57.24% so với thời điểm 31/12/2022, còn 1,085 tỷ đồng. Chi phí lãi vay của HTN cũng giảm mạnh 58.31% so với quý 2/2023 => Cho thấy hiệu quả từ việc sắp xếp cấu trúc tài chính, chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn để phục vụ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nợ vay giảm cũng giúp dòng tiền lưu động của doanh nghiệp cải thiện lại tốt hơn.
- Ngoài các khoản vay ngân hàng thì khoản trái phiếu 300 tỷ đầu năm cũng đã được giảm còn khoản 177 tỷ đồng, phần nào giảm áp lực lên chi phí tài chính khi khoản trái phiếu này có lãi suất đến 17.75%/năm (Với các chính sách nới lỏng, hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp BĐS hiện tại tạo điều kiện cho công ty có thể vay các khoản mới với lãi suất tốt hơn rất nhiều).
3. Triển vọng dự án và sự chuyển dịch mạnh sang Nhà ở xã hội (NOXH)
- Tiềm năng tăng trưởng là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá các doanh nghiệp. Hiện tại, nguồn Doanh thu và Lợi nhuận của công ty đến chủ yếu từ mảng xây dựng, phần lớn là các dựa án của các công ty trong tập đoàn. Vậy nên, nguy cơ nợ xấu và không được thanh toán sẽ không nhiều.
- Với lợi thế nằm trong hệ sinh thái của tập đoàn Hưng Thịnh giúp cho HTN có nguồn việc ổn định, chủ động linh hoạt kiểm soát các yếu tố và nguyên vật liệu cũng như chính sách bán hàng.
- Theo kế hoạch của công ty, backlog từ 2022- 2026 lên đến 120,000 tỷ đồng, chưa kể các hợp đồng bên ngoài tập đoàn.
- Hiện tại, HTN sẽ đẩy mạnh tiến độ triển khai một loạt dự án như: Vung Tau Pearl (Bà Rịa – Vũng Tàu), New Galaxy (Bình Dương), Grand Center Quy Nhon, Richmond Quy Nhon (Bình Định), Bien Hoa Universe Complex (Đồng Nai), New Galaxy Nha Trang (Khánh Hòa)..., ổn định lại hoạt động kinh doanh sau giai đoạn trầm lắng của 9 tháng đầu năm 2023.
- Riêng tại dự án trọng điểm MerryLand Quy Nhơn (Bình Định), Hưng Thịnh Incons tập trung nguồn lực triển khai phân khu mới và hoàn thiện các hạng mục tiện ích nổi bật. Cũng tại dự án này, phân khu mới Marina District vị trí sát biển đã bắt đầu triển khai.
- Bên cạnh đó, các dự án của HTN đã được gỡ rối trong vấn đề pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động tăng trưởng của doanh nghiệp
- Cuối tháng 9 vừa qua, HTN cũng đã thông qua nghị quyết về việc triển khai thực hiện phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, dự kiến quý 4/2023 sẽ chào bán 89.1 triệu cổ phiếu nhằm thu về 891.1 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động thi công xây dựng tại một số công trình; chuẩn bị để sẵn sàng tham gia phát triển các dự án nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội => Đây là phân khúc HTN tập trung vào nhiều hơn, tận dụng được lợi thế ưu đãi của nhà nước
CHUYÊN SÂU VỀ TỪNG ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ, ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP, VÙNG GIẢI NGÂN TỐI ƯU CHO TỪNG VỊ THẾ ĐẦU TƯ… MỜI NHÀ ĐẦU TƯ THAM GIA ROOM CỘNG ĐỒNG CỦA SIMPLEINVEST ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ CHI TIẾT NHẤT NHÉ!
- Room cộng đồng: https://zalo.me/g/tfczzo816
📞📞Hotline hỗ trợ nhanh: 0365057965 (Thảo Nguyên) hoặc 0963541598 (Trần Hằng)
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!