MUA cổ phiếu nào khi “Game” tăng vốn ngành chứng khoán đang nóng trở lại giai đoạn cuối năm 2023


I. CUỘC ĐUA TĂNG VỐN TRỞ LẠI

- Cuộc đua tăng vốn hàng chục nghìn tỷ của các công ty chứng khoán đang có dấu hiệu sôi động trở lại trong giai đoạn cuối năm 2023.

- Theo thống kê, dự kiến sẽ có ít nhất 5 công ty chứng khoán thực hiện tăng vốn điều lệ trong thời gian tới với tổng giá trị hút về khoảng 13,400 tỷ đồng.

- Mục đích sử dụng vốn phần đa được bổ sung vào hoạt động cho vay, song song với đầu tư và các mục đích khác.

1. Chứng khoán LPBank (LPBS)

- Công ty vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ bất thường, dự trình cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

- Công ty sẽ chào bán tối đa 363.8 triệu cổ phiếu với mức giá không thấp hơn 10,000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 1,000/14,552.

- Nếu hoàn tất 100% kế hoạch, vốn điều lệ của LPBS dự kiến cao gấp gần 16 lần, tăng từ 250 tỷ đồng lên 3,888 tỷ đồng.

2. Chứng khoán SSI (mã SSI)

- Công ty công bố sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ ngày 22/11/2023 đến 20/12/2023. Nội dung lấy ý kiến liên quan tới các phương án phát hành tăng vốn của SSI.

- Trong đó, SSI phát hành 302 triệu cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100:20 và chào bán 151 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15,000 đồng/cp, tỷ lệ 100:10.

- Hoàn tất, vốn điều lệ của Chứng khoán SSI dự kiến tăng lên mức 19,645 tỷ đồng, tiếp tục là quán quân vốn điều lệ nhóm chứng khoán.

3. Chứng khoán VNDirect (mã VND)

- Công ty đã công bố Nghị quyết của HĐQT về việc triển khai thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Thời gian thực hiện trong năm 2023 sau khi có chấp thuận của UBCKNN.

- Nếu cả 2 phương án trên đều thành công, vốn điều lệ của VND sẽ được nâng từ 12,178 tỷ lên gần 15,223 tỷ đồng.

4. Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã: ORS)

- Công ty đang tiếp tục triển khai phương án phát hành tăng vốn điều lệ từ 2,000 tỷ đồng lên 3,000 tỷ đồng thông qua chào bán 100 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cp.

II. TẠI SAO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN PHẢI TĂNG VỐN?

- Động thái dồn dập tăng vốn của nhiều CTCK ghi nhận trong bối cảnh dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tăng trưởng liên tiếp trong vài quý trở lại đây.

- Tại thời điểm 30/9/2023, dư nợ cho vay (phần lớn là cho vay margin) tại CTCK ước tính đạt 156,000 tỷ đồng, tăng 15,000 tỷ so với cuối quý 2 và tăng 43,000 tỷ đồng so với cuối năm 2022.

(1) Nguồn vốn mới sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung năng lực cho vay

- Theo quy định, tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ đối với một khách hàng không được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán đó, hoặc sử dụng để đầu tư thêm cổ phiếu thông qua tự doanh.

- Việc dư nợ cho vay tại các CTCK tăng mạnh thời gian qua thì ngoài việc nhà đầu tư cá nhân gia tăng sử dụng margin, còn đến từ việc các chủ doanh nghiệp cầm cố cổ phiếu để phục vụ cho hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các hoạt động sản xuất chưa thể hồi phục và mở rộng lại.

=> Điều này cũng có phần dễ hiểu khi việc sử dụng margin sẽ dễ dàng hơn việc vay vốn từ các ngân hàng, hay việc phát hành trái phiếu thời gian qua không còn quá thuận lợi. Do đó, có thể nói việc các CTCK đẩy mạnh tăng vốn thời gian qua nhằm đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường, đặc biệt các "deal" vay từ tổ chức.

(2) Đối với các công ty chứng khoán, mảng cho vay là trụ cột kinh doanh chính

- Vì đây là nguồn thu tốt và trực tiếp, tính an toàn khá cao khi gần như chạm các ngưỡng an toàn là công ty chứng khoán sẽ call margin hoặc Force Sell để thu hồi vốn. Vì vậy dòng tiền doanh thu lợi nhuận sẽ phát sinh ngay trong kết quả kinh doanh quý.

- Việc này khác với mảng Tự doanh khi khoản lãi nhờ đánh giá tài sản chủ yếu phản ánh vào lợi nhuận chưa thực hiện (chưa hiện thực hoá, tháng này lãi tháng sau có thể lỗ, về bản chất chưa phát sinh dòng tiền thực).

=>Vì vậy việc mở rộng hoạt động cho vay sẽ đảm bảo tăng thêm nguồn thu cho công ty và tăng trưởng kết quả hoạt động kinh doanh.

(3) Tăng vốn để giữ năng lực cạnh tranh

- Bên cạnh đó, việc mở rộng vốn là điều kiện tiên quyết để giữ năng lực cạnh tranh của công ty trước áp lực trên thị trường, đặc biệt là từ các CTCK có nguồn vốn lớn từ ngân hàng, góp phần giữ vững thị phần của công ty.

III. VẬY VIỆC TĂNG VỐN CÓ RỦI RO HAY KHÔNG?

=> Việc tăng vốn khủng thường đi kèm lo ngại pha loãng cổ phần đối với nhiều CTCK trên sàn. Tuy nhiên, để đánh giá về yếu tố có pha loãng hay không thì cần đánh giá kế hoạch sử dụng vốn sau khi phát hành.

(1) Tăng vốn tác động xấu

- Nhiều CTCK buộc phải tăng vốn để giảm rủi ro tài chính và các khoản lỗ tiềm tàng.

- Một số công ty đang vướng một lượng tiền lớn, lên tới cả tỷ USD nằm ở trái phiếu…

=> Tăng vốn sẽ ảnh hưởng xấu do không sử dụng dòng tiền để tăng doanh thu, lợi nhuận.

(2) Tăng vốn tác động tốt

- Các CTCK nếu sử dụng số tiền tăng vốn để mở rộng nguồn cung cho vay margin thì khá tích cực vì tăng nguồn thu, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng margin của nhà đầu tư vẫn rất lớn.

- Do đó, việc cổ phiếu nhóm chứng khoán pha loãng do phát hành tăng vốn là không đáng ngại, thậm chí đây còn được xem là động lực để thị giá cổ phiếu ngành này tăng giá khi giá được điều chỉnh hấp dẫn hơn.

=> Có thể thấy, các CTCK gấp rút tăng mạnh vốn trong giai đoạn cuối năm 2023 khi đánh giá thị trường chứng khoán sáng cửa phục hồi vì đón nhận nhiều thông tin hỗ trợ hơn, kèm với dòng tiền cải thiện khi tỷ giá USD/VND hạ nhiệt và các luật mới sắp thông qua. Giới đầu tư cũng kỳ vọng cú hích trên thị trường BĐS

- Nhìn chung, hơn 2 năm qua, các CTCK dồn dập tăng vốn điều lệ, tổng quy mô tăng gấp 2.5 lần. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong bối cảnh cơ hội dài hạn trên TTCK được cho là rất lớn khi Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Bên cạnh đó, TTCK có thể sớm được nâng hạng khi Chính phủ đang nỗ lực triển khai các giải pháp tháo gỡ những vấn đề trong ngành như: việc thao túng thị trường, khung pháp lý, tiêu chuẩn nâng hạng (giao dịch T0, thanh toán bù trừ)..... TTCK Việt Nam sẽ là địa điểm đầu tư, kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

IV. NÊN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CÁC CỔ PHIẾU NÀO NHÓM CHỨNG KHOÁN?

=> SimpleInvest phân tích về đặc thù các cổ phiếu trong ngành để nhà đầu tư có góc nhìn và lựa chọn cổ phiếu đầu tư phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, đội ngũ sẽ liên tục theo dõi và bám sát dòng tiền vào các cổ phiếu để hỗ trợ nhà đầu tư các điểm MUA tối ưu nhất khi xuất hiện hoàn toàn miễn phí trên room cộng đồng, nhà đầu tư có nhu cầu tham khảo hãy ấn tham gia room cộng đồng của hệ thống nhé: https://zalo.me/g/tfczzo816

- Về câu chuyện cơ bản ngành nghề, nhìn chung các cổ phiếu trong ngành đều được hưởng lợi như nhau. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa rõ nét trong ngành khi dòng tiền của thị trường chỉ ưu tiên tập trung đầu tư ở 1 số cổ phiếu nổi bật có câu chuyện riêng và trạng thái khỏe.

- Các cổ phiếu khỏe nhóm chứng khoán được sắp xếp theo thứ tự sau

+ Vốn hóa lớn: SHS, VND, SSI, VCI, HCM

+ Vốn hóa nhỏ: BSI, VIX, FTS

TÙY THUỘC VÀO NHU CẦU VÀ GU ĐẦU TƯ CỦA TỪNG NHÀ ĐẦU TƯ MÀ CÓ SỰ LỰA CHỌN CÁC CỔ PHIẾU TRONG NGÀNH KHÁC NHAU. NGOÀI RA, NHÀ ĐẦU TƯ CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý ĐẾN YẾU TỐ DÒNG TIỀN VÀO CÁC CỔ PHIẾU ĐỂ CÓ THỜI ĐIỂM VÀ GIÁ MUA TỐI ƯU NHẤT NHÉ!

Nhà đầu tư có nhu cầu tham khảo chuyên sâu hơn về lý do chọn các cổ phiếu nêu trên, hoặc cần hỗ trợ thêm về Cổ phiếu, Vùng mua, Giá mua… Có thể liên hệ trực tiếp với SimpleInvest hoặc tham gia room cộng đồng hoàn toàn miễn phí của đội ngũ nhé.

- Room cộng đồng: https://zalo.me/g/tfczzo816

📞📞Hotline hỗ trợ nhanh:
0365057965 (Thảo Nguyên)
0963541598 (Trần Hằng)

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!

=> VIDEO PHÂN TÍCH CHI TIẾT: