Thị trường tuần giao dịch 10/3-14/3/2025 - Thận trọng vị thế mua mới

I. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN
- Sau khi đã vượt 1.300 điểm, chỉ số Vnindex tiếp tục ghi nhận thêm một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số liên tục tăng. Mặc dù có xuất hiện phiên điều chỉnh nhưng chỉ số Vnindex chỉ giảm 7 điểm, sau đó lại bật tăng mạnh liên tiếp
- Tuần qua dòng tiền tập trung nhiều ở nhóm cổ phiếu như:
+ Chứng khoán: Tiếp tục bật tăng mạnh liên tiếp, không có điểm mua gia tăng cho nhà đầu tư đã lỡ hàng hoặc bán mất hàng
+ Nhóm cổ phiếu Bank: Điển hình như TCB, MBB, CTG đều bật tăng tốt nhờ các thông tin hỗ trợ (thông tin rumor về việc chia cổ tức )
+ Nhóm cổ phiếu trụ, điển hình VIC: Nhờ có thông tin hỗ trợ niêm yết Vinpearl
- Thanh khoản giao dịch liên tục được cải thiên đều đặn trong tuần đi cùng với đà tăng của chỉ số chung cho thấy dòng tiền vẫn đang tham gia giải ngân mạnh mẽ.
- Một điểm đáng chú ý đó là số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản đã có sự gia tăng mạnh, tăng gấp đôi so với tháng trước lên khoảng 150.000 tài khoản

=> Khi thị trường chứng khoán hút tiền bật tăng mạnh vào sóng thì số lượng nhà đầu tư mở mới tài khoản sẽ có xu hướng tăng mạnh theo.
II. TUẦN THẬN TRỌNG ĐIỂM MUA MỚI
- Vnindex liên tục bật tăng mạnh, các chỉ số đều đã đi vào vùng hưng phấn quá mua. Thông thường khi các chỉ số đi vào vùng quá mua thì rất dễ xuất hiện rung lắc điều chỉnh
- Trong quá khứ, đã có rất nhiều thời điểm chỉ số Vnindex liên tục bật tăng mạnh liên tiếp, chỉ xuất hiện vài phiên chững lại rồi tiếp tục bật tăng ví dụ giai đoạn cuối năm 2020. Ở giai đoạn đó, thị trường rất khỏe bật tăng liên tiếp không có điều chỉnh mạnh. Có những lúc chỉ rung lắc trong phiên, cuối phiên lại rút chân lên rồi tăng tiếp

- Vì vậy nên đối với các vị thế cổ phiếu khỏe, dòng tiền mạnh, đồng thời đang có lợi nhuận tốt thì ưu tiên giữ hết sóng để đạt được lợi nhuận tốt nhất
- Tuy nhiên, thị trường vẫn có tiềm ẩn rủi ro rung lắc ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng với các vị thế mua mới. Bởi đối với những nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, mua hưng phấn sai điểm có thể sẽ bị gặp lỗ nếu thị trường bất ngờ rung lắc
1. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
1.1 Rà soát lại xu hướng dòng tiền của các nhóm ngành chính
- Ngân hàng
- Dòng tiền tham gia vào tốt, là nhóm ngành dẫn dắt thị trường chung vượt 1300 và tiến xa hơn.
- Hiện tại nhóm Ngân hàng vẫn đang duy trì xu hướng tăng tốt, nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh tăng mạnh như CTG, MBB, TCB…
- Chiến lược nắm giữ chờ điểm chốt lãi, điểm mua mới hoặc gia tăng tỷ trọng nên chờ nhịp điều chỉnh hoặc tái tích lũy tạo nền
- Chứng khoán
- Dòng tiền tham gia vào tốt, là nhóm ngành có dòng tiền và mức độ bật tăng mạnh nhất ở thời điểm hiện tại
- Hiện tại nhóm Chứng khoán vẫn đang duy trì xu hướng tăng tốt, nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh tăng mạnh như HCM, BSI, FTS, CTS, MBS, SSI…
- Chiến lược nắm giữ chờ điểm chốt lãi, điểm mua mới hoặc gia tăng tỷ trọng nên chờ nhịp điều chỉnh hoặc tái tích lũy tạo nền
- Bất động sản
- Dòng tiền có dấu hiện mồi vào, tuy nhiên xung lực chưa đủ mạnh như nhóm chứng khoán và nhóm ngân hàng
- Ngoài ra kháng cự trên của các cổ phiếu BĐS khá dày (tức lượng kẹp hàng khá nhiều) nên trong quá trình tăng giá sẽ có tốn thời gian xử lý cản
- Bên cạnh đó, khi chứng khoán, ngân hàng tăng mạnh, với tâm lý dòng tiền sẽ dịch chuyển sang các nhóm ngành chưa tăng nên số lượng nhà đầu tư mua vào bđs khá nhiều, dẫn đến tình trạng đu bám nặng tàu, có thể sẽ mất thời gian rung lắc rồi mới chính thức tăng mạnh
- Thép
- Sau các thông tin hỗ trợ từ việc áp thuế chống bán phá giá thì các cổ phiếu ngành Thép có trạng thái tích cực hơn, dòng tiền cũng đã có sự tham gia vào nhóm ngành này
- Xu hướng của các cổ phiếu ngành Thép khá tốt, đang là xu hướng bứt thoát được kênh giảm trung hạn, bật tăng ngắn hạn
- Chiến lược có thể nắm giữ chờ điểm mua gia tăng
1.2 Chiến lược đầu tư:
- Vị thế ngắn hạn
- Đối với vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư linh hoạt mua bán phù hợp với trạng thái từng cổ phiếu và thị trường.
- Khi cổ phiếu bật tăng hưng phấn linh hoạt bán chốt lãi một phần. Lưu ý không nên bán hết sạch tài khoản vì sẽ khó mua lại và nhiều yếu tố tâm lý kèm theo
- Khi thị trường xuất hiện các phiên rung lắc mạnh hơn, canh mua vào các cổ phiếu khỏe với vị thế giá tốt
- Đối với vị thế nắm giữ trung dài hạn
- Hạn chế mua fomo giá cao, vì phương pháp này ưu tiên giá vốn phải cực tốt thì càng về sau biên lãi càng lớn
- Khi thị trường điều chỉnh giảm đỏ, đó là lúc tự tin mua gom thêm các cổ phiếu tốt với mức giá chiết khấu
Trên đây là chiến lược chung cho 2 vị thế, cụ thể mỗi danh mục đầu tư sẽ có từng chiến lược và hành động khác nhau. Vì vậy nếu cần tư vấn chi tiết nhà đầu tư liên hệ đội ngũ SimpleInvest nhé
=> NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!
NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!
Room cộng đồng: https://zalo.me/g/tfczzo816
**Hotline hỗ trợ nhanh:
0963541598 (Hằng SimpleInvest)
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!