Hai quý đầu năm 2022, ngành Thủy sản liên tục chứng kiến các mốc kỷ lục như: Sản lượng xuất khẩu sang các nước đạt kỷ lục duy trì trên mức 1 tỷ USD; Giá cá tra tăng kỷ lục lên mức 35000 VNĐ/Kg… Những điều này đã làm cho kết quả kinh doanh nhóm ngành cá tra tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, kéo theo giá cổ phiếu tăng trưởng tốt như: VHC tăng 90%, ANV tăng 136%, IDI tăng 186% trong nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 3 và quý 4, xuất khẩu cá tra hạ nhiệt xuống dưới 1 tỷ USD và tiếp tục chiều hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp phong tỏa của chính phủ Trung Quốc khiến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và giá cá tra hạ nhiệt so với đầu năm.Ngoài ra, với việc lạm phát tăng mạnh đã khiến sức mua thủy sản của các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu bị giảm mạnh. Nguyên nhân là do yếu tố thắt chặt chi tiêu khi giá cả tăng cao. Thị trường Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi người dân hạn chế đi lại, không thể cùng nhau gặp gỡ ăn uống, làm cho nhu cầu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng bị giảm trầm trọng. Vì vậy mà kết quả kinh doanh các cổ phiếu ngành cá tra giảm sút, giá cổ phiếu cũng giảm sâu và chiết khấu giá hấp dẫn.Mọi yếu tố khó khăn của ngành thủy sản đã thể hiện rõ khi ANV từ 60 nghìn/ 1 cổ phiếu về mức 15 nghìn/ 1 cổ phiếu hay IDI từ vùng 25 nghìn/1 cổ phiếu về 7 nghìn/1 cổ phiếu.
=> Vậy, những yếu tố nào để kỳ vọng vào sự hồi phục của ngành cá tra trong năm 2023? Nhà đầu tư tham khảo bài viết hôm nay để có thêm góc nhìn về nhóm ngành cá tra thời gian tới nhé!